Để thành lập phòng giao dịch thỉ tổ chức tài chính vi mô cần phải đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thành lập phòng giao dịch cần những gì?
Để thành lập phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về điều kiện để thành lập phòng giao dịch như sau:
Điều kiện thành lập phòng giao dịch
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập phòng giao dịch khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
...
Theo đó, để có thể thành lập phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-NHNN như:
(1) Có giá trị thực vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định;
(2) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm trước liền kề năm đề nghị và theo báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm đề nghị;
(3) Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động;
(4) Tuân thủ các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị;
(5) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
(6) Tuân thủ quy định của pháp luật về số lượng và cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát. Chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô không bị khuyết quá 06 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị;
(7) Có Đề án thành lập đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật.
Để thành lập phòng giao dịch thỉ tổ chức tài chính vi mô cần phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô cần những loại giấy tờ nào?
Theo Điều 14 Thông tư 19/2019/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô cần những loại giấy tờ sau:
(1) Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập phòng giao dịch theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-NHNN TẢI VỀ.
(2) Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
(3) Đề án đề nghị thành lập phòng giao dịch, bao gồm các nội dung như:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt; địa chỉ trụ sở, nội dung hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô;
- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh, phòng giao dịch; dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch, cán bộ kế toán và các chức danh chủ chốt khác theo quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô);
- Tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch (đối với trường hợp thành lập phòng giao dịch);
- Phân tích môi trường kinh doanh (cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu); đối tượng khách hàng và sản phẩm dự kiến cung cấp;
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu hoạt động, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
(4) Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện thành lập phòng giao dịch, trừ tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-NHNN.
Một chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô được phép quản lý tối đa bao nhiêu phòng giao dịch?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch như sau:
Điều kiện thành lập phòng giao dịch
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập phòng giao dịch khi đáp ứng các điều kiện sau:
...
2. Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
b) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Một chi nhánh không được quản lý quá 05 phòng giao dịch
Như vậy, mỗi chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép quản lý tối đa 05 phòng giao dịch.
Chi nhánh được phép quản lý phòng giao dịch là các chi nhánh đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
(2) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?