Để quỹ từ thiện được công nhận đủ điều kiện hoạt động quỹ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận như thế nào để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét?
- Quỹ từ thiện được thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện nào thì mới đủ điều kiện để hoạt động?
- Để quỹ từ thiện được công nhận đủ điều kiện hoạt động quỹ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận như thế nào để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét?
- Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan như thế nào theo quy định của pháp luật?
Quỹ từ thiện được thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện nào thì mới đủ điều kiện để hoạt động?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để quỹ từ thiện hoạt động như sau:
"Điều 24. Điều kiện để quỹ được hoạt động
Quỹ được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:
1. Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp.
2. Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ."
Theo đó, quỹ từ thiện phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nêu trên mới đủ điều kiện hoạt động.
Nhìn chung so với quy định cũ tại Điều 21 Nghị định 30/2012/NĐ-CP điều kiện để quỹ từ thiện hoạt động không có sự thay đổi.
Để quỹ từ thiện được công nhận đủ điều kiện hoạt động quỹ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận như thế nào để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét?
Để quỹ từ thiện được công nhận đủ điều kiện hoạt động quỹ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận như thế nào để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động như sau:
"Điều 25. Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
1. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định này, Hội đồng quản lý quỹ lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, quỹ có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động.
2. Nội dung hồ sơ gồm:
a) Tài liệu chứng minh các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định này;
b) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;
c) Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ, trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ; quỹ gửi văn bản nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ (kèm theo danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản lý quỹ được bổ sung) đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ do thay đổi, bổ sung; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tài liệu chứng minh các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định này;
- Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
- Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động.
Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về Hội đồng quản lý quỹ như sau:
"Điều 26. Hội đồng quản lý quỹ
1. Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
..."
Từ quy định trên thì Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.
Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?