Để nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học không bị quá tải với học sinh thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi, nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì? Các cơ sở giáo dục khi xây dựng kế hoạch triển khai nội dung giáo dục thì cần thực hiện như thế nào để các em học sinh không bị áp lực trong quá trình tiếp thu kiến thức? Câu hỏi của anh Khánh từ Bạc Liêu.

Nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?

Theo khoản 1 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 quy định về yêu cầu đối với nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học như sau:

Mục đích, yêu cầu
- Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
- Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương cần đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học. Các mạch nội dung được thiết kế trong tài liệu cần mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để thực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Theo đó, nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học phải được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm.

Cần đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.

Để nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học không bị quá tải với học sinh thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện như thế nào?

Để nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học không bị quá tải với học sinh thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Để nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học không bị quá tải với học sinh thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 thì để nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học không bị quá tải với học sinh thì các cơ sở giáo dục khi xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương cần:

(1) Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định,

(2) Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với cấp Tiểu học cần thực hiện như sau:

- Tổ chức thực hiện theo từng chủ đề/mạch kiến thức đã được thiết kế trong tài liệu giáo dục địa phương với hình thức linh hoạt, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng từ đầu năm học.

- Chọn nội dung/mạch kiến thức phù hợp, thực hiện tích hợp, lồng ghép, bổ sung, thay thế trong quá trình dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và được thể hiện trong kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục.

- Chọn chủ đề, nội dung phù hợp để xây dựng các hoạt động giáo dục tập thể, kết hợp học tập trên lớp với hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,...nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh; nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội, giúp học sinh phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn địa phương.

Tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh cấp Tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo khoản 3 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 quy định về tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh cấp Tiểu học như sau:

- Tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học được thiết kế theo các chủ đề học tập, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm; không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội;

- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh trong tài liệu cần bảo đảm tính chính xác, phù hợp và có nguồn gốc rõ ràng; ngôn ngữ, sử dụng trong tài liệu dược diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo các quy định về chính tả và ngữ pháp, thể thức, kĩ thuật trình bày, các chữ viết tắt, các kí hiệu, phiên âm, bảo đảm theo quy định hiện hành.

- Hình thức trình bày tài liệu cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cờ chữ; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ phù hợp với nội dung chủ đề học tập và lứa tuổi học inh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học, tham khảo các nội dung liên quan tại Phụ lục đính Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021.

Cơ sở giáo dục Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì? Tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo lộ trình như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục là gì? Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định?
Pháp luật
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là ngôn ngữ nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao?
Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục? Hiệu trưởng là vị trí nào trong các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Pháp luật
Các cơ sở giáo dục phải công khai các thông tin chung gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin các khoản thu chi tài chính nào của các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng cách thức nào từ 19/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục
7,584 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào