Để mở họp báo thì cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép mở họp báo trước bao nhiêu ngày?

Để mở họp báo cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép trước ngày mở họp báo bao nhiêu ngày? Tự ý mở họp báo mà không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Để mở họp báo thì cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép trước ngày mở họp báo bao nhiêu ngày?

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 Luật Báo chí 2016 có quy định về việc mở họp báo như sau:

Họp báo
...
2. Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
3. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
...

Theo quy định, trừ người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước theo khoản 2 Điều 41 Luật Báo chí 2016, thì các cơ quan, tổ chức khác và công dân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để mở họp báo.

Cơ quan, tổ chức và công dân cần phải thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí sau đây trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định mở họp báo:

(1) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;

(2) Cơ quan, tổ chức không thuộc mục (1) này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.

Để mở họp báo thì cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép mở họp báo trước bao nhiêu ngày?

Để mở họp báo thì cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép mở họp báo trước bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Tự ý mở họp báo mà không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý mở họp báo mà không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được quy định tại Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Vi phạm quy định về họp báo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP còn có quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Theo đó, cơ quan tổ chức tự ý tổ mở họp báo mà không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đối với cá nhân có hành vi tự ý tổ mở họp báo mà không xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì có thẻ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Khi mở họp báo thì cần phải lưu ý những nội dung gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 41 Luật Báo chí 2016 quy định về một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Họp báo
...
6. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.

Như vậy, khi mở họp báo thì cơ quan, tổ chức và cá nhân cần phải đảm bảo cuộc họp báo không có các dấu hiệu, nội dung vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 như sau:

(1) Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

- Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

- Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

- Gây chiến tranh tâm lý.

(2) Đăng, phát thông tin có nội dung:

- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

(3) Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(4) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

(5) Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

(6) Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

(7) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

(8) Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

(9) Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tổ chức họp báo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
Pháp luật
Để mở họp báo thì cần phải xin phép cơ quan nào? Phải xin phép mở họp báo trước bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Có thể tổ chức họp báo để đính chính những thông tin không đúng sự thật hay không? Cần lưu ý những gì khi tiến hành họp báo?
Pháp luật
Người dân có được tổ chức họp báo hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép tổ chức họp báo?
Pháp luật
Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi mở họp báo mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?
Pháp luật
Công dân tổ chức họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có được tổ chức họp báo để công bố thông tin kiểm soát đặc biệt ngân hàng thương mại hay không?
Pháp luật
Công ty giải trí tổ chức họp báo ra mắt MV mới cho nghệ sĩ mình quản lý phải gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền trong thời gian nào?
Pháp luật
Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại Việt Nam thì cơ quan đại diện nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nào?
Pháp luật
Chỉ được tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào? Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ cuộc họp báo khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức họp báo
2,405 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức họp báo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức họp báo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào