Để hưởng chế độ ốm đau có thể dùng hóa đơn khám chữa bệnh để thay thế cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không?
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày khi con dưới 07 tuổi bị bệnh?
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với trong trường hợp nghỉ chăm con dưới 07 tuổi bị ốm được quy định như thế nào?
- Để hưởng chế độ ốm đau có thể dùng hóa đơn khám chữa bệnh để thay thế cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không?
Người lao động hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày khi con dưới 07 tuổi bị bệnh?
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, người lao động có con con dưới 07 tuổi bị bệnh thì thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa là 15 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Để hưởng chế độ ốm đau có thể dùng hóa đơn khám chữa bệnh để thay thế cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với trong trường hợp nghỉ chăm con dưới 07 tuổi bị ốm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo quy định trên thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú.
Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Để hưởng chế độ ốm đau có thể dùng hóa đơn khám chữa bệnh để thay thế cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ
1. Hướng dẫn, giải đáp cho đơn vị SDLĐ, người lao động, thân nhân của người lao động về chế độ, chính sách BHXH và việc kê khai, lập hồ sơ theo đúng quy định.
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
2.1.3. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Theo đó, khi con chị điều trị ngoại trú thì bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và và hồ sơ theo quy định như trên thì mới được giải quyết chế độ ốm đau. Mặt khác, hiện tại chưa có quy định về sử dụng hóa đơn khám chữa bệnh để thay thế Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong hồ sơ hưởng BHXH chế độ ốm đau.
Tải về mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo thu hồi đất là gì? Thông báo thu hồi đất có phải là quyết định hành chính và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?