Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu gì?
- Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao công nghệ được hưởng những ưu đãi gì?
Chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về các chương trình đào tạo thường xuyên như sau:
Chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
Theo đó, chương trình chuyển giao công nghệ là một trong các chương trình đào tạo thường xuyên được thực hiện.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo chuyển giao công nghệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình;
Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như sau:
Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên
1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
Theo đó, khi tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
- Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) như sau:
+ Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH;
- Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao công nghệ được hưởng những ưu đãi gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề thực hiện chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
- Các khoản chi cho hoạt động của lớp đào tạo nghề được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học;
- Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước.
Tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định lớp đào tạo nghề đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước:
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp với nghề đào tạo;
- Có báo cáo bằng văn bản về hoạt động đào tạo nghề với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở lớp đào tạo nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?