Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào?

Cho tôi hỏi hiện nay để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Bên cạnh đó thì nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn H.K (Hà Nội).

Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định về nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung như sau:

Nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung
1. Tiêu chuẩn
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.
2. Nhiệm vụ
a) Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;
b) Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;
c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
d) Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.
3. Quyền hạn
a) Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;
b) Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.

Như vậy, theo quy định trên thì tiêu chuẩn của nhân viên gác đường sắt phải có như sau:

(1) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;

(2) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

(3) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.

* Lưu ý: Nhân viên gác đường ngang hay còn được gọi là nhân viên gác đường sắt.

Nhân viên gác đường sắt

Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào? (Hình từ Internet)

Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về chắn đường ngang có người gác như sau:

Chắn đường ngang có người gác
1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đặt chắn đường ngang để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ khi có tàu đến. Chắn đường ngang đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 04 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn phải được đặt tại vị trí không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
2. Chắn đường ngang bắt đầu đóng từ phía bên phải sang phía trái theo hướng đi vào đường ngang. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải theo hướng đi vào đường ngang trước; các chắn còn lại được đóng sau. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.
3. Chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
4. Thời gian đóng chắn đường ngang:
a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và cần chắn tự động; 90 giây đối với chắn thủ công;
b) Không đóng chắn trước quá 03 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 05 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ trường hợp đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng chắn ở trạng thái thường xuyên đóng.

Theo đó, chắn đường ngang bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ (theo hướng đi vào đường ngang) sang phía trái. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.

Như vậy, nhân viên gác đường sắt khi đóng chắn ngang đường sắt phải đóng theo hướng đi vào đường ngang sang phía trái. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.

Người có hành vi để chướng ngại vật lên đường sắt làm cản trở giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt như sau:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt;
c) Tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

Theo đó, tự ý mở chắn ngang đường sắt khi nhân viên đã đóng chắn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, để chướng ngại vật lên đường sắt làm cản trở giao thông thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi để chướng ngại vật lên đường sắt làm cản trở giao thông còn buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt.

Nhân viên đường sắt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhân viên đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tổng hợp những thuật ngữ cơ bản mà nhân viên đường sắt phải biết
Pháp luật
Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào?
Pháp luật
Trưởng dồn trực tiếp phục vụ chạy tàu chịu sự chỉ huy của ai? Trưởng dồn phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào? Lái tàu hỏa có quyền từ chối cho tàu chạy không?
Pháp luật
Nhân viên điều độ chạy tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền đình chỉ nhiệm vụ đối với những chức danh nào?
Pháp luật
Để là nhân viên tuần hầm trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần đường trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có quyền thực hiện báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên gác đường ngang không đóng chắn đúng thời gian quy định khi có tàu chạy bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên đường sắt
1,503 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào