Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp cho những nhóm cây trồng nào?
Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về các nhóm cây trồng biến đổi gen thuộc đối tượng được xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Các nhóm cây trồng biến đổi gen thuộc đối tượng được xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) được tạo thành do kết quả từ việc chuyển một hoặc nhiều gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.
2. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (stacked transformation event) được tạo thành do kết quả từ một trong hai quá trình sau đây:
a) Chuyển các gen quy định nhiều tính trạng mong muốn đồng thời bằng công nghệ chuyển gen vào cây trồng chưa chuyển gen;
b) Chuyển gen hoặc các gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn vào một cây trồng biến đổi gen.
Theo đó, Giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ được cấp cho các nhóm cây trồng biến đổi gen, bao gồm:
- Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) được tạo thành do kết quả từ việc chuyển một hoặc nhiều gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.
- Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (stacked transformation event) được tạo thành do kết quả từ một trong hai quá trình sau đây:
+ Chuyển các gen quy định nhiều tính trạng mong muốn đồng thời bằng công nghệ chuyển gen vào cây trồng chưa chuyển gen;
+ Chuyển gen hoặc các gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn vào một cây trồng biến đổi gen.
Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm:
a) Một (01) đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Mười (10) bản báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu (trong đó, có một (01) bản chính và chín (09) bản sao) kèm theo một (01) bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm;
c) Mười (10) bản báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá rủi ro) kèm theo tệp tin điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này;
d) Một (01) tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
...
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký, gồm các thành phần như sau:
- Một đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT;
- Mười bản báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu (trong đó, có một bản chính và chín bản sao) kèm theo một bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm;
- Mười bản báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá rủi ro) kèm theo tệp tin điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT;
- Một tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT.
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
...
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký có trách nhiệm:
a) Nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành chậm nhất sau năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ;
b) Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Theo đó, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen có những trách nhiệm sau đây:
- Nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành chậm nhất sau năm ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ;
- Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?