Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Đề án và văn bản của KTNN
1. Đề án của KTNN là một loại văn bản (văn kiện) được trình bày có hệ thống về một kế hoạch, mục tiêu, nội dung, nguồn lực, các nhiệm vụ, giải pháp, phân công thực hiện... để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của KTNN.
2. Văn bản của KTNN là thông tin thành văn hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước, được trình bày theo đúng thể thức, kỹ thuật và ban hành đúng thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đề án của Kiểm toán nhà nước là một loại văn bản (văn kiện) được trình bày có hệ thống về một kế hoạch, mục tiêu, nội dung, nguồn lực, các nhiệm vụ, giải pháp, phân công thực hiện... để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 23 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Hình thức phối hợp xây dựng đề án, văn bản
Đơn vị chủ trì thực hiện việc phối hợp xây dựng đề án, văn bản với các đơn vị có liên quan theo các hình thức sau:
1. Đề nghị đơn vị phối hợp cử công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng đề án, văn bản. Người được cử là đại diện của đơn vị, có trách nhiệm thường xuyên báo cáo và xin ý kiến của Thủ trưởng đơn vị trong quá trình tham gia xây dựng đề án, văn bản.
2. Tổ chức họp lấy ý kiến các đơn vị có liên quan để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án, văn bản. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản cho đơn vị tham dự ít nhất 02 ngày làm việc trước khi tổ chức họp, trừ những văn bản gấp, văn bản mật được cung cấp tại cuộc họp. Thủ trưởng đơn vị được mời tham dự họp hoặc cử đại diện có đủ thẩm quyền đến họp, phát biểu ý kiến của đơn vị. Những ý kiến thảo luận phải được ghi biên bản và có chữ ký của người chủ trì cuộc họp. Trường hợp đại diện đơn vị được mời vắng mặt, đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi phần kết luận có liên quan cho đơn vị đó.
3. Lấy ý kiến bằng văn bản của các đơn vị có liên quan để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án, văn bản. Thời hạn lấy ý kiến ít nhất là 05 ngày làm việc, trừ trường hợp gấp theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo KTNN thì thời hạn có thể rút ngắn hơn.
Đơn vị được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản theo đúng thời hạn được yêu cầu, trong đó nêu rõ những điểm đồng ý, không đồng ý, lý do không đồng ý, những kiến nghị về việc chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của dự thảo đề án, văn bản. Trường hợp dự thảo đề án, văn bản chưa rõ hoặc có vấn đề phức tạp, đơn vị được hỏi ý kiến có quyền đề nghị đơn vị chủ trì làm rõ hoặc cung cấp thêm thông tin, tài liệu cần thiết. Nếu quá thời hạn trả lời mà đơn vị được hỏi ý kiến không trả lời thì coi như đồng ý với nội dung xin ý kiến và phải chịu trách nhiệm về sự đồng ý đó.
4. Gửi lấy ý kiến qua thư điện tử hoặc phần mềm sử dụng chung của KTNN: Nội dung và thời hạn thực hiện như khoản 3 Điều này.
Như vậy, thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước ít nhất là 05 ngày làm việc, trừ trường hợp gấp theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước thì thời hạn có thể rút ngắn hơn.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước giao ký thay những văn bản nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước giao ký thay các văn bản sau:
- Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được Tổng Kiểm toán nhà nước phân công phụ trách;
- Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 theo lĩnh vực, đơn vị do Tổng Kiểm toán nhà nước giao phụ trách, như:
+ Quyết định kiểm toán của cuộc kiểm toán; các văn bản chỉ đạo đơn vị phụ trách;
+ Các văn bản gửi bộ, ngành trung ương liên quan lĩnh vực phụ trách;
+ Báo cáo kiểm toán lĩnh vực phụ trách hoặc văn bản chỉ đạo liên quan;
+ Các Đề án, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, quyết toán công trình được phân công phụ trách;
+ Văn bản khác do Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền;
- Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền điều hành công việc của Kiểm toán nhà nước ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?