Dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không? Trường hợp để vật nuôi gây ra thương tích cho người khác thì xử lý như thế nào?

Tôi muốn biết dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không? Tôi thường xuyên đi học bằng xe buýt nên phải đi bộ một quãng đường ngắn. Thỉnh thoảng vẫn thấy người ta dắt vật nuôi đi dạo quanh khu vực này, tuy nhiên một số người lại không dọn chất thải khi đem vật nuôi đi dạo nên trông rất mất vệ sinh. Vậy dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không? Trường hợp để vật nuôi gây ra thương tích cho người khác thì xử lý như thế nào?

Dắt vật nuôi đi dạo cần đảm bảo quy định gì?

Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:

“Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”

Ngoài ra, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ như sau:

“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”

Như vậy, dắt vật nuôi đi dạo cần đảm bảo quy định sau: phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới; không được thả rông súc vật trên đường bộ.

Dắt vật nuôi đi dạo không dọn vệ sinh có bị phạt?

Dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.”

Như vậy, dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Trường hợp để vật nuôi gây ra thương tích cho người khác bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trật tự công cộng như sau:

"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền."

Ngoài ra, khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

"1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Do đó, trường hợp để vật nuôi gây ra thương tích cho người khác có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra cho người khác.

Vật nuôi Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Vật nuôi
Dắt vật nuôi đi dạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vật nuôi bao gồm các loại nào?
Pháp luật
Dắt chó dữ đi dạo vô ý để chó cắn người gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Pháp luật
Dắt vật nuôi đi dạo nhưng không chú ý dọn vệ sinh do vật nuôi thải ra có bị phạt không? Trường hợp để vật nuôi gây ra thương tích cho người khác thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật nuôi
1,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật nuôi Dắt vật nuôi đi dạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật nuôi Xem toàn bộ văn bản về Dắt vật nuôi đi dạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào