Đáp án đề thi GDCD mã đề 312 thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024? Khi nào có điểm môn GDCD thi tốt nghiệp THPT 2024?
Đáp án đề thi GDCD mã đề 312 thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024?
Sáng ngày 28/6/2024, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tiến hành thi bài thi môn Tổ hợp, trong đó có môn GDCD theo hình thức thi trắc nghiệm, trong thời gian 50 phút.
Thí sinh hoàn thành bài thi có thể tham khảo đáp án đề thi GDCD mã đề 312 thi tốt nghiệp THPT 2024 đối chiếu với bài làm của mình:
81.D | 82.D | 83.C | 84.A | 85.C | 86.C | 87.A | 88.B | 89.C | 90.C |
91.D | 92.C | 93.C | 94.A | 95.D | 96.C | 97.A | 98. | 99. | 100. |
101. | 102. | 103. | 104. | 105. | 106. | 107. | 108. | 109. | 110. |
111. | 112. | 113. | 114. | 115. | 116. | 117. | 118. | 119. | 120. |
Lưu ý: Đáp án đề thi GDCD tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem toàn bộ đáp án môn GDCD thi tốt nghiệp THPT 2024 24 mã đề: Tại đây
Đáp án đề thi GDCD mã đề 312 thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024? Khi nào có điểm môn GDCD thi tốt nghiệp THPT 2024?
Quy trình chấm điểm bài thi GDCD như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm.
Do đó, tại tiểu mục 4 Mục VI Công văn 1277/BGDĐT-QLCL 2024 nêu rõ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm như sau:
Mỗi bước trong quy trình chấm bài thi trắc nghiệm dưới đây được thực hiện theo từng lô chấm.
Quá trình chấm được thực hiện hoàn toàn trên Phần mềm với chu trình khép kín.
Sau khi hoàn thành việc cài đặt hệ thống máy tính và phần mềm phục vụ công tác chấm thi, trước khi Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Hội đồng thi (hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền) tiến hành đặt các mật khẩu trên phần mềm tại mỗi bước Đọc ảnh, Sửa lỗi bài thi, Chấm điểm;
Chỉ cung cấp mật khẩu để Ban Chấm thi trắc nghiệm tiến hành bước tiếp theo khi đã nhận được đĩa CD chứa dữ liệu của bước trước đó
(1) Quét ảnh:
- Trước khi cắt túi bài thi, cần kiểm tra niêm phong và đối sánh chữ ký trên bì đựng Phiếu TLTN và chữ ký mẫu của CBCT.
- Kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự thống nhất về số lượng Phiếu TLTN ghi trên túi bài thi, Phiếu thu bài thi, số lượng Phiếu TLTN trong túi bài thi, số lượng Phiếu TLTN đã quét trong phần mềm.
- Phiếu thu bài thi và các giấy tờ khác (nếu có) được rút ra khỏi túi bài thi để sử dụng trong quá trình sửa lỗi.
(2) Nhận dạng ảnh quét: Phần mềm sẽ tự động nhận dạng ảnh các bài thi để rút ra các thông tin SBD, mã đề thi và bài làm.
(3) Sửa lỗi bài thi:
- Sửa lỗi liên quan đến số báo danh (SBD) và mã đề thi, các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp.
+ Cán bộ xử lý sử dụng Phiếu thu bài thi để kiểm dò thông tin và sửa chữa sai sót (nếu có) theo từng túi bài thi (lô).
Khi sửa lỗi về SBD và mã đề thi cán bộ xử lý cần đối chiếu giữa SBD, mã đề thi thí sinh viết bằng chữ và SBD, mã đề thi trên Phiếu thu bài thi để trả về SBD, mã đề thi chính xác cho thí sinh trên Phần mềm.
+ Một số lỗi phổ biến cần xử lý:
++ Không tô SBD, tô sai SBD, tô trùng SBD;
++ Không tô mã đề, tô sai mã đề, tô trùng mã đề;
++ Lỗi do quét bài dẫn đến Phiếu TLTN bị biến dạng khiến phần mềm không nhận dạng được SBD và mã đề thi;
++ Thông tin về dữ liệu môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp do Hội đồng thi cung cấp không chính xác với việc tô Phiếu TLTN của thí sinh (do thí sinh tô vào phần bài làm mình không ĐKDT hoặc do Hội đồng thi nhập sai thông tin ĐKDT của thí sinh trong dữ liệu chuyển đến Ban Chấm thi trắc nghiệm).
+ Khi sửa lỗi thông tin về môn thi thành phần của thí sinh cán bộ xử lý cần kiểm tra giữa Phiếu thu bài thi và dữ liệu ĐKDT do Hội đồng thi chuyển đến (đã nhập vào phần mềm).
Tập hợp danh sách các bài thi cần điều chỉnh thông tin môn thi (trong trường hợp cần thiết, Ban Chấm thi trắc nghiệm đề nghị Hội đồng thi xác minh và làm rõ);
Lập biên bản bất thường đề xuất điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh;
Dùng chức năng lùi tiến trình ở trên phần mềm về bước trước khi xuất đĩa CD0 để điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh theo danh sách đã lập trong biên bản bất thường.
+ Sử dụng chức năng lọc trùng mã đề thi để phát hiện và xử lý các trường hợp trùng mã đề thi của từng lô chấm trước khi sửa lỗi phần bài làm.
- Sửa lỗi phần bài làm của thí sinh: Phần mềm sẽ cảnh báo tất cả các câu không nhận diện được đáp án thí sinh lựa chọn
(do thí sinh tô quá mờ, tô nhiều đáp án trong cùng một câu, bỏ trắng câu,...).
Cán bộ xử lý phải kiểm tra và xử lý từng lỗi (nếu có).
- In biên bản sửa lỗi: Sau khi hoàn thành việc sửa lỗi bài thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện in biên bản sửa lỗi, cán bộ xử lý và các bên liên quan ký xác nhận.
(4) Chấm điểm:
- Khi nạp dữ liệu từ đĩa CD chứa đáp án nhận từ Bộ GDĐT vào phần mềm, so sánh tên của từng bài thi trong tệp tin đáp án được nhập với từng bài thi được lựa chọn để bảo đảm trùng nhau.
Nếu tên bài thi không trùng khớp, chọn lại đúng tệp tin đáp án với bài thi được lựa chọn; nếu tên bài thi trùng khớp, tiến hành lưu dữ liệu đáp án của bài thi đó vào phần mềm.
- Cần bảo đảm nhập đáp án cho tất cả các bài thi được khai báo trên hệ thống.
(5) Một số điểm cần lưu ý trong quá trình chấm thi trắc nghiệm:
- Cá nhân được cấp tài khoản để sử dụng phần mềm chấm thi phải chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, bảo mật dữ liệu và quản lý, sử dụng tài khoản theo đúng mục đích, chức năng quy định.
- Bảo đảm các dữ liệu (dưới dạng các thư mục và tệp tin) được mang vào và mang ra khu vực chấm thi trắc nghiệm đều được lưu trữ bằng đĩa CD.
Mỗi dữ liệu mang vào hoặc mang ra được lưu vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 01 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ và 01 đĩa để gửi Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.
- Việc xử lý trường hợp cần lùi tiến trình trong quá trình chấm thi:
Trong trường hợp bất khả kháng, cần phải thực hiện lùi tiến trình, Ban Chấm thi trắc nghiệm lập biên bản bất thường mô tả sự cố và dùng chức năng lùi tiến trình ở trên Phần mềm, lựa chọn bước cần lùi. Phần mềm sẽ xuất dữ liệu lùi tiến trình ra tệp tin (đã được mã hóa).
Ban Chấm thi trắc nghiệm gửi biên bản bất thường và tệp tin được Phần mềm tạo ra (mã lùi tiến trình) về Bộ GDĐT qua email: qlthi@moet.gov.vn (việc gửi email về Bộ GDĐT được thực hiện bên ngoài khu vực chấm thi).
Bộ GDĐT sẽ xem xét và gửi tệp tin cho phép lùi tiến trình (mã xác nhận lùi tiến trình) qua email cho các đơn vị.
(6) Bàn giao sau khi chấm thi:
Sau khi kết thúc quá trình chấm thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện:
- Sao chép tệp tin danh sách thí sinh dự thi và xuất tệp tin sao lưu kết nối dữ liệu, mã nhận diện và mã cấp phép sử dụng máy trạm tương ứng, tài khoản và mật khẩu truy cập,... của máy chủ và các máy trạm ra đĩa CD.
Niêm phong đĩa CD này dưới sự giám sát của Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm, công an,... và bàn giao cho Hội đồng thi để sử dụng trong chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
- Các phiếu thu bài thi được tập hợp theo từng môn thi, Điểm thi và được đóng gói niêm phong tại Ban Chấm thi trắc nghiệm.
Trên nhãn niêm phong có chữ ký của Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm, Tổ trưởng Tổ Thư ký và Tổ trưởng Tổ Giám sát.
- Trưởng ban Chấm thi chỉ đạo và giám sát việc niêm phong máy chủ và các máy trạm sẽ được sử dụng để chấm phúc khảo (giữ nguyên hiện trạng không xóa bất cứ dữ liệu nào trên máy); xóa trắng dữ liệu trên các máy trạm khác.
Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được làm tròn như thế nào?
Đối với chấm bài thi tự luận:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Chấm bài thi tự luận
1. Quy định chung về chấm bài thi tự luận:
a) Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai CBChT của hai Tổ Chấm thi khác nhau;
Theo đó, bài thi tự luận sẽ được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân
Đối với chấm bài thi trắc nghiệm:
Căn cứ Điều 29 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chấm bài thi trắc nghiệm
...
3. Chấm điểm: Sau khi hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, Tổ Chấm trắc nghiệm mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm của Bộ GDĐT, lập biên bản mở niêm phong và nạp dữ liệu chấm vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm dưới sự giám sát của công an và Tổ Giám sát; tiến hành chấm điểm, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp; thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT; trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).
Theo đó, đối với bài thi trắc nghiệm sẽ làm tròn đến 02 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp
Đối với kết quả phúc khảo:
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Phúc khảo bài thi
....
4. Chấm phúc khảo bài thi tự luận: Mỗi bài thi tự luận do hai CBChT chấm phúc khảo theo quy định tại Điều 27 Quy chế này và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh. Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên. Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận do Ban Thư ký Hội đồng thi xử lý như sau
a) Nếu kết quả chấm của hai CBChT chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho hai CBChT chấm phúc khảo ký xác nhận;
b) Nếu kết quả chấm của hai CBChT chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức cho CBChT chấm phúc khảo thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác;
c) Nếu kết quả chấm của hai trong ba CBChT chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba CBChT chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận;
d) Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các CBChT đợt đầu và CBChT chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực phải báo cáo Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận để xử lý theo quy định.
Theo đó, đối với bài thi phúc khảo nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?