Danh mục đồ dùng mầm non hiện nay bao gồm những gì? Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Danh mục đồ dùng mầm non hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT thì đồ dùng mầm non hay đồ dùng tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dựa trên 6 nhóm lớp sau :
- Nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi.
- Nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi.
- Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Theo đó, danh mục đồ dùng mầm non hiện nay sẽ dựa trên 06 nhóm lớp bao gồm:
- Đồ dùng mầm non dành cho nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi.
- Đồ dùng mầm non dành cho nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi.
- Đồ dùng mầm non dành cho nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
- Đồ dùng mầm non dành cho lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
- Đồ dùng mầm non dành cho lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Đồ dùng mầm non dành cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Tải về Danh mục đồ dùng mầm non chi tiết
Danh mục đồ dùng mầm non hiện nay bao gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non như sau:
- Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có.
- Trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu do giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp.
- Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn.
- Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.
Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT thì có những nguyên tắc sau:
- Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
- Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
- Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên quan điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần một Chương trình Giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT đã được sửa đổi bởi Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT thì có những quan điểm sau:
(1) Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
(2) Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
(3) Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?