Đang điều khiển xe ô tô qua đường mà đèn giao thông chuyển sang đèn vàng thì có bị xử phạt không?
Người điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô khi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
...
Theo quy định vừa nêu trên thì trường hợp người điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Đang điều khiển xe ô tô qua đường mà đèn giao thông chuyển sang đèn vàng thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng thì người vi phạm có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
Căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe ô tô khi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...
Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng thì việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được xem xét như sau:
- Trường hợp thứ nhất, nếu người điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng mà không gây ra tai nạn giao thông thì ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
- Trường hợp thứ hai, nếu người điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng mà gây ra tai nạn giao thông thì ngoài mức phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng, tùy vào tình huống thực tế.
Đang điều khiển xe ô tô qua đường mà đèn giao thông chuyển sang đèn vàng thì có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau:
Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
...
Theo đó, trong trường hợp anh điều khiển xe ô tô vượt qua ngã tư nhưng chưa qua hết phần đường mà đèn giao thông chuyển sang đèn vàng thì tình huống này sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mà được phép đi tiếp do anh đã đi quá vạch dừng.
Tuy nhiên, anh cần phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường khi tiếp tục di chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?
- Quy định về Kích thước Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn 2025? Lỗi có gương chiếu hậu xe máy nhưng không có tác dụng theo Nghị định 168 là gì?
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?
- Khi nào đưa người đi lao động nước ngoài sẽ thuộc Tội buôn người? Buôn người dưới 16 tuổi mức phạt có nặng hơn không?