Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong những trường hợp nào? Khi tổ chức đàm phán cạnh tranh cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về đàm phán cạnh tranh như sau:
Đàm phán cạnh tranh
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Như vậy, đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Lựa chọn nhà đầu tư đối với đàm phán cạnh tranh với dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao (Hình từ Internet)
Quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư đối với đàm phán cạnh tranh với dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư đối với đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh
Quy trình chi tiết các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo sơ đồ quy định tại các Mục I, II và III của Phụ lục V kèm theo Nghị định này, cụ thể:
1. Lựa chọn danh sách ngắn bao gồm:
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 34 của Nghị định này: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả sơ tuyển theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Nghị định này;
b) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này;
c) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: xác định danh sách ngắn theo quy định tại Điều 43, 44, 45 và 46 của Nghị định này. Căn cứ danh sách ngắn, tổ chức đàm phàn cạnh tranh theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu.
2. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Nghị định này. Riêng đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trao đổi với nhà đầu tư trong danh sách ngắn để hoàn thiện hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Mời thầu, phát hành, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu; gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này.
4. Đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
a) Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP: mở, đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 của Nghị định này;
b) Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP: mở hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Nghị định này.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Nghị định này.
6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng dự án PPP theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Nghị định này.
Như vậy, quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư đối với đàm phán cạnh tranh với dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao thực hiện như sau:
- Lựa chọn danh sách ngắn;
- Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định;
- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
+ Mời thầu, phát hành, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu; gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu theo quy định;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu theo quy định.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu: mở hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định;
- Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng dự án PPP theo quy định.
Khi tổ chức đàm phán cạnh tranh cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức đàm phán cạnh tranh như sau:
Tổ chức đàm phán cạnh tranh
1. Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh
a) Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan. Việc đàm phán phải căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của các nhà đầu tư;
b) Không tiết lộ thông tin hồ sơ dự đàm phán, nội dung đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm;
c) Cho phép nhà đầu tư điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn;
d) Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP;
đ) Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.
...
Nguyên tắc tổ chức đàm phán cạnh tranh được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi 4 - Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới nhất thế nào?
- Mẫu đánh giá về kỹ thuật gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
- Online Friday 2024 - 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam ngày nào? Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia khi nào?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng mới nhất?
- Bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2025? Tết Tây 2025 vào ngày mấy âm lịch? Lịch tháng 1 năm 2025 ra sao?