Đáp án Cuộc thi 4 - Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới nhất thế nào?
Đáp án Cuộc thi 4 - Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Theo quy định Thể lệ TẢI VỀ Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 thì:
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 được tổ chức với 04 Cuộc thi thành phần diễn ra từ ngày 06/11/2024 đến ngày 03/12/2024. Mỗi cuộc thi thành phần có thời gian tham gia dự thi là 07 ngày.
Trong đó, thời gian tổ chức Cuộc thi 4 là 08h00’ ngày 27/11/2024 đến ngày 17h00’ ngày 03/12/2024.
Với Chủ đề: “Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương”.
Có thể tham khảo đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 - Cuộc thi 4 dưới đây:
Câu 1: Theo Luật Phòng thủ dân sự năm 2023, “Thảm họa” được hiểu là?
Biến động do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người, hậu quả chiến tranh gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là một trong các nguyên tắc của hoạt động phòng thủ dân sự theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự năm 2023?
Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Câu 3: Theo Luật Phòng thủ dân sự năm 2023, “Phòng thủ dân sự” được hiểu là?
Bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Câu 4: Theo Luật Phòng thủ dân sự năm 2023, quy định có bao nhiêu chính sách của Nhà nước và nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự?
07 nhóm chính sách và 09 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.
Câu 5: Theo Luật Phòng thủ dân sự năm 2023, “Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm các đối tượng nào sau đây?
Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động nào sau đây?
Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra; hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
Câu 7: Trong hoạt động phòng thủ dân sự, Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 quy định cá nhân có bao nhiêu nhóm quyền và nghĩa vụ?
Bao gồm 05 nhóm quyền và 06 nhóm nghĩa vụ.
Câu 8: Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi. Lực lượng nòng cốt bao gồm các lực lượng nào sau đây?
Dân quân tự vệ, dân phòng; lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
Câu 9: Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền, được hưởng các chế độ, chính sách nào sau đây?
Được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Câu 10: Căn cứ vào thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra tại địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp, xác định đối tượng cụ thể cần cứu trợ, hỗ trợ, nguồn lực và thực hiện hoạt động này sau đây để cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại?
Xây dựng kế hoạch cứu trợ, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra; hỗ trợ về an sinh xã hội, lao động, việc làm; ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của xã hội; hỗ trợ, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do sự cố, thảm họa gây ra; thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Câu 11: Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm các biện pháp nào sau đây?
Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa; cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa; tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường; bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
Câu 12: Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp nào sau đây theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự năm 2023?
Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa.
Câu 13: Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự. Luật Phòng thủ dân sự năm 2023, quy định có mấy cấp độ phòng thủ dân sự và được xác định trên cơ sở các căn cứ nào sau đây:
Có 3 cấp độ phòng thủ dân sự. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa; diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra; khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
Câu 14: Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh. Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm các yếu tố nào sau đây?
Bao gồm: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự; kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Câu 15: Hoạt động phòng thủ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về phòng thủ dân sự khác với quy định của Luật Phòng thủ dân sự thì được áp dụng như thế nào?
Phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
Lưu ý: Đây không phải là website chính thức của cuộc thi, bạn đọc vui lòng truy cập đường link https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-Gia-Lai để đăng ký và tham gia cuộc thi. |
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án Cuộc thi 4 - Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới nhất? (Hình từ Internet)
Cấu trúc và điểm số của bộ câu hỏi Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Theo quy định Thể lệ TẢI VỀ Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024 thì cấu trúc và điểm số của bộ câu hỏi như sau:
(1) Cấu trúc
- Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi thành phần gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm.
- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 03 hoặc 04 đáp án trong đó chỉ có 01 đáp án đúng; người dự thi lựa chọn đáp án nào thì nhấp chọn đáp án đó, mỗi câu hỏi chỉ được chọn 01 đáp án.
- Để đảm bảo tính cạnh tranh và phân loại: Hệ thống Cuộc thi sẽ tự động xáo trộn thứ tự các câu hỏi; thay đổi, sắp xếp lại thứ tự các đáp án của từng câu hỏi.
(2) Các phần thi và điểm số Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi được chia thành 03 phần thi; tổng điểm tối đa mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong một lượt dự thi là 10 điểm, cụ thể như sau:
- Khởi động: Gồm có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,45 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 1,8 điểm.
- Tăng tốc: Gồm có 08 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,65 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 5,2 điểm.
- Về đích: Gồm có 03 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 03 điểm.
(3) Cách thức lưu điểm: Điểm số của mỗi lượt thi sẽ được Hệ thống Cuộc thi ghi nhận và lưu tự động sau khi người tham gia dự thi gửi bài dự thi thành công.
3 Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định tại Luật Phòng thủ dân sự hiện hành là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì 3 cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có trách nhiệm lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung?
- Từ năm 2025, lùi xe ô tô trên đường cao tốc xử phạt đến 40 triệu đồng? Lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị trừ bao nhiêu điểm?
- Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe 2025? Lỗi không thắt dây an toàn khi lái xe bị trừ bao nhiêu điểm?
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?