Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ra sao?
- Thành viên Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục bị bãi nhiệm trong những trường hợp nào?
- Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục có được quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hay không?
- Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ra sao?
Thành viên Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục bị bãi nhiệm trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về trường hợp bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị như sau:
Hội đồng quản trị
...
7. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
a) Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau:
- Đang chấp hành bản án của tòa án;
- Vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
- Có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên góp vốn kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.
b) Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản trị;
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.
Từ quy định trên thì thành viên Hội đồng quản trị sẽ bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang chấp hành bản án của tòa án;
- Vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
- Có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên góp vốn kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.
Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ra sao? (Hình từ Internet)
Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục có được quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về việc quyền hạn của Đại hội đồng thành viên góp vốn như sau:
Đại hội đồng thành viên góp vốn
...
2. Đại hội đồng thành viên góp vốn có các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; giải quyết yêu cầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận;
c) Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, báo cáo tài chính hàng năm của nhà trường, nhà trẻ;
d) Thông qua các quy định nội bộ của nhà trường, nhà trẻ về tiêu chuẩn lựa chọn Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hiệu trưởng;
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
...
Như vậy, Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục có được quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp phát hiện thành viên hội đồng vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Đại hội đồng thành viên góp vốn thành lập trường mầm non tư thục thông qua việc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ra sao?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về việc họp định kỳ của Đại hội đồng thành viên góp vốn như sau:
Đại hội đồng thành viên góp vốn
...
3. Đại hội đồng thành viên góp vốn họp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ thì Ban kiểm soát được quyền triệu tập Đại hội đồng thành viên góp vốn họp bất thường, đồng thời thông báo cho Hội đồng quản trị biết.
Điều kiện tiến hành cuộc họp được thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
4. Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và được thông qua tại cuộc họp, phải có chữ ký của người chủ trì và của thư ký cuộc họp. Các quyết nghị của cuộc họp được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số phiếu tán thành.
Trong trường họp Ban kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường của thành viên Hội đồng quản trị thì Ban kiểm soát có quyền triệu tập Đại hội đồng thành viên góp vốn họp bất thường.
Cuộc họp Đại hồi đồng thành viên góp vốn thông qua quyết định bãi nhiệm đối với thành viên Hội đồng thành viên bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số phiếu tán thành.
Khi tiến hành họp Đại hội đồng thành viên góp vốn thì cần phải tiến hành biên bản và biên bản phải được thông qua tại cuộc họp.Trên biên bản họp phải có chữ ký của người chủ trì và của thư ký cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?