Cụm công nghiệp và khu kinh tế có phải là một không? Bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi thông tin cụm công nghiệp và khu kinh tế có phải là một không? Việc bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp được quy định như thế nào? Mong anh/chị giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

Định nghĩa cụm công nghiệp và khu kinh tế

Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP định nghĩa cụm công nghiệp như sau:

"1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha."

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP định nghĩa khu kinh tế như sau:

"7. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Khu kinh tế quy định tại Nghị định này bao gồm khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình);
a) Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này."

Như vậy, theo như 2 định nghĩa trên thì cụm công nghiệp và khu kinh tế không phải là một.

Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp

Theo Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp như sau:

- Cụm công nghiệp phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này.

- Cụm công nghiệp đang hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Hoàn thành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

+ Các trường hợp đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường; có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định của pháp luật.

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm sau đây:

+ Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Không tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;

+ Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;

+ Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

+ Bố trí ít nhất một nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;

+ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp;

+ Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Việc khuyến khích xã hội hóa, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

+ Đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp trong trường hợp không có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;

+ Lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;

+ Ban hành quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp;

+ Ban hành lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp.

Bảo vệ môi trường đối với cụm công ngiệp và khu kinh tế

Bảo vệ môi trường đối với cụm công ngiệp và khu kinh tế

Bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế

Căn cứ Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế như sau:

- Khu kinh tế phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn;

+ Hệ thống thu gom, thoát nước mưa;

+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với trường hợp khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải quan trắc tự động, liên tục theo quy định của Luật này;

+ Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.

- Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm sau đây:

+ Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;

+ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong khu kinh tế theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

+ Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế theo quy định của pháp luật;

+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và cụm công nghiệp anh/chị có thể tham khảo.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ bảo vệ môi trường đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh bảo vệ môi trường bằng giấy A3? Nguyên tắc bảo vệ môi trường ra sao?
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
2,470 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào