Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân hay không? Nhiệm vụ của Cục Công nghệ thông tin là gì?
Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Công nghệ thông tin (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 2158/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội bộ ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
2. Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội bộ ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Cục Công nghệ thông tin là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 2158/QĐ-BTC năm 2018 (được sửa đổi bởi Điều 2 Quyết định 947/QĐ-BTC năm 2019) quy định Cục Công nghệ thông tin có nhiệm vụ như sau:
(1) Xây dựng và trình các cấp thẩm quyền quyết định:
- Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm về phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế;
- Chủ trương đầu tư các dự án công nghệ thông tin và các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin không phải lập dự án (trừ trường hợp đã có trong kế hoạch 5 năm của Tổng cục Thuế hoặc các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất phải triển khai gấp theo yêu cầu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao);
- Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin; kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin; đề cương và dự toán chi tiết cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng cục Thuế theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính;
- Kế hoạch, danh mục dự toán ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm;
- Các văn bản quy định, hướng dẫn về quy trình, quy chế, tiêu chuẩn công nghệ thông tin liên quan đến phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật, và an toàn thông tin;
- Chủ trương và quyết định mua sắm, thuê tài sản công nghệ thông tin theo phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
(2) Thực hiện các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin:
- Chủ đầu tư các dự án nhóm B, nhóm C thuộc Tổng cục Thuế;
- Thẩm định thiết kế sơ bộ các dự án nhóm C của Tổng cục Thuế; thẩm định các nội dung đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin không phải lập dự án (gồm đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch thuê dịch vụ) do các đơn vị khác thuộc Tổng cục Thuế lập theo phân cấp quản lý.
- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các dự án và hoạt động Công nghệ thông tin không lập dự án của Tổng cục Thuế;
- Tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ Công nghệ thông tin và triển khai, nghiệm thu các hợp đồng Công nghệ thông tin do Tổng cục Thuế làm chủ đầu tư hoặc bên mời thầu.
(3) Tổ chức thực hiện công tác thiết kế, xây dựng, triển khai, vận hành và quản trị hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ, trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế, bao gồm:
- Phần mềm ứng dụng;
- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế;
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
- Hệ thống an toàn thông tin.
(4) Tổ chức hỗ trợ cho các đơn vị trong hệ thống Thuế, người nộp thuế và tổ chức bên ngoài liên quan đến hoạt động của hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, trao đổi thông tin và sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.
(5) Tổ chức kiểm tra đảm bảo tính tuân thủ các quy trình, quy định, văn bản hướng dẫn về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị trong ngành Thuế.
(6) Thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và đảm bảo duy trì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế.
(7) Quản lý tài sản công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Tổng cục Thuế, tài sản công nghệ thông tin dự phòng của Tổng cục Thuế.
(8) Biên soạn tài liệu và đào tạo cán bộ trong hệ thống Thuế sử dụng phần mềm ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
(9) Tổng kết, đánh giá kết quả triển khai và nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý tài chính, tài sản của đơn vị dự toán cấp 3:
- Lập dự toán chi ngân sách hàng năm của Cục công nghệ thông tin theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện công tác tài vụ, quản trị và kế toán của đơn vị dự toán cấp 3 tại Cục công nghệ thông tin;
- Quản lý công chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
(11) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Cục Công nghệ thông tin có bao nhiêu phòng?
Theo Điều 3 Quyết định 2158/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cục Công nghệ thông tin có các phòng:
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
2. Phòng Phần mềm ứng dụng.
3. Phòng Cơ sở dữ liệu và Hỗ trợ.
4. Phòng Hạ tầng kỹ thuật.
5. Phòng An toàn thông tin.
6. Phòng Quản lý chất lượng công nghệ thông tin.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Công nghệ thông tin do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Căn cứ quy định trên thì Cục Công nghệ thông tin có 06 phòng, bao gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Phòng Phần mềm ứng dụng.
- Phòng Cơ sở dữ liệu và Hỗ trợ.
- Phòng Hạ tầng kỹ thuật.
- Phòng An toàn thông tin.
- Phòng Quản lý chất lượng công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?