Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không?
- Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không?
- Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là gì?
- Sở Giao dịch chứng khoán có phải là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh hay không?
Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán như sau:
Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.
Như vậy, ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam còn có các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định nêu trên.
Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là gì?
Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2020/TT-BTC như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con
...
2. Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
a) Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
d) Rà soát các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến các giao dịch bất thường;
đ) Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định hiện hành liên quan đến giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư;
e) Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam xử lý theo quy chế đối với thành viên giao dịch vi phạm quy chế về giao dịch chứng khoán, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán.
...
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán;
- Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
- Rà soát các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến các giao dịch bất thường;
- Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định hiện hành liên quan đến giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư;
- Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam xử lý theo quy chế đối với thành viên giao dịch vi phạm quy chế về giao dịch chứng khoán, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán.
Sở Giao dịch chứng khoán có phải là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh hay không?
Theo Điều 43 Luật Chứng Khoán 2019 có quy định về thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con như sau:
Thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng Khoán và Luật Doanh nghiệp, không phải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?