Công đoàn cơ sở có được sử dụng nguồn tài chính công đoàn để mua cổ phần của doanh nghiệp hay không?
Công đoàn cơ sở có được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020) quy định về việc quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính như sau:
"2. Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần.
2.1. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt, trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
2.2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị để trực tiếp mua cổ phần hoặc thông qua công đoàn cơ sở và cấp dưới trực thuộc mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp công đoàn cổ phần hóa. Đơn vị mua cổ phần phải lập tờ trình, kèm theo văn bản của Ban cổ phần hóa doanh nghiệp chấp thuận cho tổ chức Công đoàn được mua cổ phần, trình công đoàn cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
2.3. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần ưu đãi.
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trình Tổng Liên đoàn phê duyệt mua cổ phần ưu đãi.
- Tổng Liên đoàn phê duyệt mua cổ phần ưu đãi và mua cổ phần không ưu đãi.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, công đoàn cơ sở có thể sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần, cụ thể là được dùng để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên, khi mua cổ phần thì phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt và trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được thực hiện.
Có được sử dụng nguồn tài chính công đoàn để mua cổ phần của doanh nghiệp?
Công đoàn còn có thể sử dụng tài chính công đoàn để đầu tư theo hình thức nào ngoài mua cổ phần?
Theo khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định như sau:
"3. Sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
3.1. Đối tượng thực hiện
Các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
3.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn góp vốn.
Đơn vị sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt để thực hiện.
4. Cấp quyết định việc mua cổ phần, sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp được quyết định việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp của các cấp công đoàn (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán).
5. Cho thuê tài sản của các cơ quan công đoàn
Tài sản của các cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên) được cho thuê là tài sản chờ chuyển giao, chờ thực hiện dự án xây dựng cơ bản, chờ sắp xếp lại.... Việc cho thuê tài sản các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phải báo cáo xin ý kiến Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện."
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công đoàn, tăng nguồn thu tài chính công đoàn, hỗ trợ thu nhập của cán bộ công đoàn và góp phần phát triển kinh tế xã hội thì ngoài việc sử dụng nguồn tài chính để mua cổ phần công đoàn còn có thể sử dụng tài chính công đoàn để góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp của các cấp công đoàn (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán) và cho thuê tài sản của các cơ quan công đoàn.
Khi sử dụng tài chính công đoàn để đầu tư thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ năm 2016, khi sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế thì cần phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Bảo toàn và phát triển nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Theo dõi, phản ánh nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- Phân công, phân cấp gắn quyền với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?