Công dân nước ngoài có được sáng lập Quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không? Quỹ từ thiện có tổ chức kế toán riêng được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán hay không?
Công dân nước ngoài có được sáng lập Quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
3. Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
4. Không vì mục tiêu lợi nhuận: Là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.
Theo đó, Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
1. Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Dẫn chiếu theo Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định điều kiện đối với sáng lập viên thành lập Quỹ từ thiện bảo đảm như sau:
Sáng lập viên thành lập quỹ
1. Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:
a) Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;
b) Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;
c) Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
d) Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
đ) Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2. Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.
3. Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ.
Theo đó, sáng lập viên thành lập Quỹ từ thiện phải là công dân, tổ chức Việt Nam.
Quỹ từ thiện tại Việt Nam (hình từ Internet)
Số tiền đồng Việt Nam đóng góp thành lập Quỹ từ thiện phải chiếm tối thiểu bao nhiêu phần trăm?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
1. Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản đóng góp thành lập quỹ
1. Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:
a) Tiền đồng Việt Nam;
b) Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
c) Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
Quỹ từ thiện có tổ chức kế toán riêng được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán hay không?
Theo Điều 3 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về chứng từ kế toán
Các đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Đối với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ (chi tiền mặt, phân phối hàng hóa, hiện vật) thì chứng từ làm căn cứ ghi chi (hoặc bảng kê đính kèm) phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, Quỹ từ thiện có tổ chức kế toán riêng được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tuy nhiên, mẫu chứng từ kế toán tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị, cụ thể phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Lưu ý: Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?