Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã kiêm nhiệm vị trí công chức Văn phòng thống kê được hưởng phụ cấp bao nhiêu?
Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã kiêm nhiệm vị trí công chức Văn phòng thống kê được hưởng phụ cấp bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định về số ượng cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
Như vậy, theo quy định thì công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã (ngạch cán sự) kiêm nhiệm vị trí công chức Văn phòng thống kê (ngạch chuyên viên) sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm 50% mức lương (bậc 1) của chức danh công chức Văn phòng thống kê.
Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã kiêm nhiệm vị trí công chức Văn phòng thống kê được hưởng phụ cấp bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh có dùng để tính đóng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
...
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo quy định phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng chế độ bảo hiểm xã hội.
Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã thực hiện nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã thực hiện nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
6. Công chức Tư pháp - hộ tịch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?