Công chức giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào? Cán bộ làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có bị phạt buộc thôi việc không?
Khái niệm về cán bộ, công chức là gì?
(1) Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
"1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
(2) Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
"2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Công chức giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
Công chức làm giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì hành vi làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của người này sẽ bị xem xét áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Cán bộ làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có bị phạt buộc thôi việc không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về cách chức như sau:
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
+ Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
+ Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
+ Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;
+ Không thực hiện kết luận kiểm tra;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
+ Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;
+ Không thực hiện kết luận kiểm tra.
Theo đó, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP đối với trường hợp Cán bộ làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức cách chức chứ không phải buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024?
- Mẫu biên bản giám sát công trình mới nhất? Công trình xây dựng phải được giám sát những nội dung nào?
- Mẫu nghị quyết chuyên đề của chi bộ về xây dựng nông thôn mới? Tải về file word mẫu nghị quyết?
- Mẫu Báo cáo khắc phục sau kiểm tra giám sát của chi bộ? Kiểm tra giám sát trong đảng là chức năng của ai?
- Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu loại thuế này là đối tượng nào? Người nộp thuế nhập khẩu có bao gồm người nhập cảnh?