Công chức dùng Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát thay thẻ Căn cước công dân được không?
Công chức dùng Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát thay thẻ Căn cước công dân được không?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Việc quản lý trang phục, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng trang phục Kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng; không được dùng Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác; không được cho người khác mượn trang phục, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý; không được dùng trang phục được cấp để làm quà biếu, tặng cho người khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý phải trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng cơ quan nơi mình đang công tác.
3. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất phù hiệu, cấp hiệu phải trình báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng đơn vị nơi mình đang công tác.
Căn cứ trên quy định cán bộ, công chức, viên chức không được dùng Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác.
Như vậy, công chức không được dùng Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát thay cho thẻ Căn cước công dân.
Công chức dùng Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát thay thẻ Căn cước công dân được không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm những giấy tờ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát như sau:
Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát
1. Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng minh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
2. Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương; Giấy chứng nhận Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Theo quy định nêu trên thì Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm:
- Giấy chứng minh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
- Giấy chứng minh Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
- Giấy chứng minh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân,
- Giấy chứng minh Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp,
- Giấy chứng minh Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp,
- Giấy chứng minh Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng? Hướng dẫn lấy mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng tại muasamcong mpi gov vn đấu thầu?
- 29 khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV ra sao?
- Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình? Lập mấy bộ hồ sơ này để bàn giao cho chủ sở hữu?
- Tải mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Trong đơn phải nêu rõ những nội dung gì?
- Phạt gương xe máy 2025 theo Nghị định 168? QCVN 28 2024 BGTVT gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy 2025?