Những trường hợp không phải sử dụng trang phục trong ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/12/2024?
Những trường hợp không phải sử dụng trang phục trong ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/12/2024?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về những trường hợp không phải sử dụng trang phục bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ không phải sử dụng trang phục:
(1) Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội.
(2) Nữ công chức, viên chức, người lao động trong thời gian mang thai đến khi sinh con được 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.
(3) Công chức, viên chức, người lao động mới được tuyển dụng, tiếp nhận chưa được cấp trang phục.
Những trường hợp không phải sử dụng trang phục trong ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/12/2024? (Hình ảnh Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng lễ phục Viện kiểm sát nhân dân khi nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về sử dụng lễ phục như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân đồng bộ, thống nhất từ quần, áo, cà vạt, thắt lưng, giày, bít tất khi tham dự:
+ Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức; b) Đại hội đảng toàn quốc, họp Quốc hội;
+ Lễ đón nhận huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước;
+ Lễ tang cấp nhà nước;
+ Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ, chức danh tư pháp (đối với người được bổ nhiệm).
- Việc sử dụng lễ phục trong từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và các trường hợp cụ thể khác do Trưởng ban tổ chức hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan quyết định.
- Khi sử dụng lễ phục được đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu của Đảng, Nhà nước, của Ngành và những huân chương, huy chương, kỷ niệm chương nước ngoài tặng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phép đeo. Huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu được đeo ở ngực áo bên trái theo thứ tự hạng bậc cao đến hạng bậc thấp, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Hiện nay, tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn chung của kiểm sát viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, hiện nay, để làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì người được bổ nhiệm cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên, bao gồm:
+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
- Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát tối cao;
- Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát tối cao.
Bên cạnh đó, trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có nhu cầu thì các đối tượng có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên và có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, giải quyết vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát tối cao thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Lưu ý: Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?