Công chức bị kết án phạt tù được hưởng án treo có được tiếp tục làm việc ở cơ quan nhà nước hay không?
Công chức bị kết án phạt tù được hưởng án treo có được tiếp tục làm việc ở cơ quan nhà nước hay không?
Theo Điều 88 Luật Thi hành án hính sự 2019 quy định việc lao động, học tập của người được hưởng án treo như sau:
Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định người được hưởng án treo là công chức nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 quy định trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Và cũng theo điểm a khoản 1 Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp quy định nêu trên thì công chức bị kết án phạt tù được hưởng án treo được tiếp tục làm việc ở cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Người phạm tội hưởng án treo (Hình từ Internet)
Thời gian thử thách đối với người phạm tội hưởng án treo không được quá bao nhiêu năm?
Theo Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về thời gian thử thách như sau:
Ấn định thời gian thử thách
Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.
Theo quy định trên thì thời gian thử thách án treo do Tòa án ấn định đối với người phạm tội hưởng án treo không được quá 05 năm.
Người phạm tội hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định người phạm tội hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện như sau:
- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
- Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Lưu ý:
+ Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.
+ Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam mới nhất?
- Mẫu bảng tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng? Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
- Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ tại thời điểm nào? Cuộc họp Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?