Công chức bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong tố tụng hình sự có được đi làm không? Trường hợp nào lệnh cấm được hủy bỏ?
Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Người bị cấm khỏi nơi cư trú có nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cấm đi khỏi nơi cư trú được định nghĩa như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Như vậy, khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, bị can, bị cáo phải cam đoan các nội dung sau:
- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cho phép;
- Có mặt theo giấy triệu tập;
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục việc khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
- Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Nếu người bị áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú vi phạm những cam đoan trên thì sẽ bị nâng mức độ của biện pháp ngăn chặn lên tạm giam.
Công chức bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong tố tụng hình sự có được đi làm không? Trường hợp nào lệnh cấm được hủy bỏ?
Công chức bị truy tố cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, khi cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức xét thấy nếu để công chức đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật thì có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác.
Ngược lại, nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức không ra quyết định tạm đình chỉ công tác thì công chức bị truy tố cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn có thể đi làm với điều kiện nơi đi làm thuộc địa phương nơi công chức cư trú.
Khi nào lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được hủy bỏ?
Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bị hủy bỏ trong các trường hợp:
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết.
Như vậy, khi thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên thì lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ được hủy bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?