Con riêng không có tên trong sổ hộ khẩu thì có được quyền nhận thừa kế theo quy định hiện nay không?
Con riêng không có tên trong hộ khẩu thì có được quyền nhận thừa kế không?
Để xét con riêng có được hưởng thừa kế không thì căn cứ vào hai hình thức nhận di sản (theo di chúc và theo pháp luật).
- Theo di chúc: Nếu trong di chúc của người chết có để tài sản của người đó cho con riêng thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế bởi di chúc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản thừa kế trừ trường hợp người con riêng từ chối nhận di sản thừa kế.
- Theo pháp luật, căn cứ vào Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Do thừa kế theo pháp luật căn cứ vào các hàng thừa kế. Trong đó, tại hàng thừa kế thứ nhất có đề cập đến những người thừa kế: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Do đó, tại hàng thừa kế thứ nhất chỉ nêu con đẻ mà không nói rõ là con trong giá thú hay con ngoài giá thú (con riêng). Do đó, nếu chứng minh được có quan hệ cha mẹ con với người để lại di sản thừa kế thì con riêng hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, theo các phân tích ở trên, việc hưởng thừa kế chỉ phụ thuộc vào di chúc hoặc theo quy định của pháp luật mà không liên quan đến việc có tên trong hộ khẩu hay không. Đồng thời, nếu có tên trong di chúc hoặc nếu chứng minh được là con đẻ của người để lại di sản thừa kế thì con riêng vẫn được hưởng thừa kế.
Con riêng không có tên trong sổ hộ khẩu thì có được quyền nhận thừa kế theo quy định hiện nay không?
Phải có tên trong sổ hộ khẩu mới được hưởng thừa kế có đúng không?
Hiện có hai hình thức nhận di sản thừa kế là hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và các cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản so với người khác.
Người được hưởng di sản thừa kế được Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa như sau:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, để được hưởng thừa kế thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản thừa kế chết) hoặc sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết.
- Hưởng thừa kế theo di chúc:
+ Di chúc hợp pháp.
+ Được người để lại di chúc chỉ định là người hưởng thừa kế trong di chúc (có tên hưởng di sản trong di chúc).
+ Không từ chối nhận di sản.
- Hưởng di sản theo pháp luật:
+ Không có di chúc hoặc có nhưng di chúc không hợp pháp…
+ Thuộc hàng thừa kế của người để lại di sản thừa kế. Trong đó, hàng thừa kế gồm 03 hàng và người ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế khi người ở hàng thừa kế trước đó đều chết hết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế (căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
Có thể thấy, theo các quy định này, việc hưởng di sản thừa kế của một người không phụ thuộc vào việc người đó có cùng sổ hộ khẩu hay không mà căn cứ vào các điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nêu ở trên.
Di chúc như thế nào được xem là hợp pháp?
Căn cứ vào Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?