Cồn là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì? Đám giỗ bên cồn là gì? Tụ tập nhiều người gây mất trật tự công cộng bị XPHC thế nào?
Cồn là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì? Đám giỗ bên cồn là gì?
"Trend đám giỗ bên cồn nghĩa là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp thắc mắc trên.
Cồn là cách gọi thân thuộc để chỉ những vùng đất nổi lên giữa lòng sông, thường xuất hiện ở miền sông nước Việt Nam. Đây là nơi gắn liền với đời sống văn hóa dân dã, đặc biệt nổi tiếng với các lễ hội, ẩm thực truyền thống và khung cảnh bình yên, hấp dẫn du khách muốn tìm về nét đẹp mộc mạc, gần gũi.
Đám giỗ bên cồn là một hình thức tổ chức lễ giỗ độc đáo tại các khu vực cồn đất giữa sông ở miền Tây Nam Bộ. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang đậm nét văn hóa cộng đồng, kết hợp giữa nghi thức truyền thống và không khí sinh hoạt dân dã, ấm cúng. "Đám giỗ bên cồn" là nét văn hóa đặc trưng tại vùng quê sông nước.
Đám giỗ bên cồn ở miền Tây có nhiều điểm thú vị hơn ở các miền khác như:
- Đám giỗ thường được tổ chức vào 2 hoặc thậm chí là 3 ngày:
+ Ngày đầu tiên (người dân miền Tây gọi là người tiên thường) thì bày chén bát ra rửa, gói bánh tét, gói bánh ít và sơ chế các nguyên liệu cần thiết.
+ Ngày thứ hai là ngày giỗ chính, vào ngày ngày thì bà con dòng họ cùng nhau nấu nướng rồi đãi ăn, đặc biệt nhất là sau khi khách ăn xong còn có quà mang về là bánh tét, bánh ít đã gói ngày hôm trước.
+ Ngày thứ ba (người dân miền Tây gọi là ngày hậu thường) thì sẽ bày ăn những thức ăn còn lại trong ngày giỗ chính.
- Một món ăn đặc biệt nhất sau đám giỗ đó chính là xà bần, nghĩa là các món ăn còn dư của đám giỗ được trộn lại với nhau, tuy nhiên phải là đồ ăn còn ngon, bỏ thêm ít "đồ bỏi" như đậu que, chuối chát,... để làm nên một món ăn gây thương nhớ.
Lưu ý: Thông tin "Cồn là gì? Đám giỗ bên cồn nghĩa là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì?" chỉ mang tính chất tham khảo!
Cồn là gì? Ăn đám giỗ bên cồn là gì? Đám giỗ bên cồn là gì? Tụ tập nhiều người gây mất trật tự công cộng bị XPHC thế nào? (Hình ảnh Internet)
Tụ tập nhiều người gây mất trật tự công cộng bị XPHC thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
...
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý hình sự thế nào?
Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Lưu ý: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?