Có tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đối với người có hành vị chuẩn bị tổ chức bạo loạn hay không?
- Người phạm tội tổ chức bạo loạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Có tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đối với người có hành vị chuẩn bị tổ chức bạo loạn hay không?
- Người phạm tội tổ chức bạo loạn là công chức thì ngoài bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì còn bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Người phạm tội tổ chức bạo loạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội bạo loạn như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người phạm tội tổ chức bạo loạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Có tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đối với người có hành vị chuẩn bị tổ chức bạo loạn hay không? (Hình từ Internet)
Có tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đối với người có hành vị chuẩn bị tổ chức bạo loạn hay không?
Căn cứ Điều Căn cứ Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc tước quyền công dân như sau:
Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Bên cạnh đó, tại Điều 122 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt bổ sung như sau:
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với người chuẩn bị phạm tội tổ chức bạo loạn thì theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tù 01 năm đến 05 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn chịu thêm một số hình phạt bổ sung như tước một số quyền công dân trong đó có quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo quy định thì công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị tước quyền công dân. Như vậy, đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội tổ chức bạo loạn thì cũng sẽ bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Người phạm tội tổ chức bạo loạn là công chức thì ngoài bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì còn bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Điều 128 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
1. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, đối với người phạm tội tổ chức bạo loạn là công chức hoặc viên chức, quân nhân công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Lưu ý: Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?