Có thể yêu cầu công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật nào? Các trường hợp nào không được công nhận sáng kiến?

Tôi muốn hỏi về công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật thì các giải pháp nào có thể được công nhận sáng kiến? Các trường hợp nào sẽ không được công nhận? Cơ sở nào có quyền và trách nhiệm thực hiện công nhận sáng kiến với giải pháp kỹ thuật? - Câu hỏi của chị Ly (Vĩnh Phúc).

Có thể yêu cầu công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN có quy định như sau:

Đối tượng được công nhận là sáng kiến
Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 của Điều lệ Sáng kiến. Giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được hiểu như sau:
1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:
a) Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;
b) Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).
2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);
b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);
b) Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;
c) Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;
d) Phương pháp huấn luyện động vật; ...
4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

Theo đó các giải pháp kỹ thuật có thể được công nhận sáng kiến là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

- Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).

Công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật

Công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật (Hình từ Internet)

Trường hợp nào các giải pháp kỹ thuật sẽ không được công nhận sáng kiến?

Tại Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có quy định nội dung như sau:

Sáng kiến
1. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Theo đó giải pháp kỹ thuật sau đây sẽ không được công nhận sáng kiến:

- Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;

- Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Cơ sở nào có quyền và trách nhiệm thực hiện công nhận sáng kiến với giải pháp kỹ thuật?

Tại Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN có quy định về cơ sở có quyền và trách nhiệm công nhận sáng kiến như sau:

Cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến
Cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến, bao gồm:
1. Pháp nhân, tức là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật Dân sự, cụ thể là:
a) Được thành lập hợp pháp;
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập (ví dụ: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư...).
3. Các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên (ví dụ: các chi nhánh của doanh nghiệp, các trung tâm trực thuộc tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước...), và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ (ví dụ: quy định trong quy chế về hoạt động sáng kiến ở cơ sở).
Công nhận sáng kiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân do ai quyết định và thành phần trong Hội đồng gồm những ai?
Pháp luật
Giấy chứng nhận sáng kiến phải có các thông tin nào? Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho ai?
Pháp luật
Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước phải không?
Pháp luật
Hội đồng sáng kiến được lập như thế nào theo quy định? Thành phần trong Hội đồng sáng kiến gồm có những ai?
Pháp luật
Có thể yêu cầu công nhận sáng kiến đối với các giải pháp kỹ thuật nào? Các trường hợp nào không được công nhận sáng kiến?
Pháp luật
Có được công nhận sáng kiến đối với các giải pháp không mang lại lợi ích kinh tế thiết thực hay không?
Pháp luật
Sáng kiến trong hoạt động ngành tài nguyên và môi trường là gì? Có bao nhiêu loại sáng kiến trong hoạt động ngành tài nguyên và môi trường?
Pháp luật
Việc công nhận sáng kiến dựa trên các điều kiện gì? Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến như thế nào? Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được tiếp nhận, xem xét thế nào?
Pháp luật
Việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong thời hạn bao lâu kể từ khi nộp đơn yêu cầu công nhận?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nhận sáng kiến
2,230 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nhận sáng kiến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nhận sáng kiến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào