Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước phải không?
- Sáng kiến muốn được công nhận phải thỏa điều kiện có tính mới đúng không?
- Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước phải không?
- Giải pháp đăng ký sáng kiến được coi là chưa bị bộc lộ công khai trong phạm vi cơ sở được hiểu thế nào?
Sáng kiến muốn được công nhận phải thỏa điều kiện có tính mới đúng không?
Điều kiện để được công nhận sáng kiến được quy định tại Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sáng kiến
1. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Theo đó có tính mới trong phạm vi cơ sở là một trong những điều kiện để được công nhận sáng kiến, bên cạnh đó còn phải đáp ứng được các điều kiện khác nêu trên.
Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước? (Hình từ Internet)
Để được công nhận sáng kiến có tính mới thì chỉ cần không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước phải không?
Để xác định một sáng kiến được công nhận là có tính mới thì tại Điều 4 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có nêu như sau:
Tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
1. Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
b) Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
c) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
2. Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).
Theo đó đối với giải pháp muốn được công nhận là sáng kiến có tính mới thì ngoài không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước còn phải:
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
Giải pháp đăng ký sáng kiến được coi là chưa bị bộc lộ công khai trong phạm vi cơ sở được hiểu thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN có quy định về nội dung này như sau:
Giải pháp chưa bị bộc lộ công khai trong phạm vi cơ sở
Giải pháp đăng ký sáng kiến được coi là chưa bị bộc lộ công khai trong phạm vi cơ sở (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Điều lệ Sáng kiến) nếu giải pháp đó chưa được biết đến và chưa có giải pháp nào của người khác trùng với giải pháp đó được mô tả trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trong cơ sở đó, đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
Theo đó thì giải pháp đăng ký sáng kiến được coi là chưa bị bộc lộ công khai trong phạm vi cơ sở nếu giải pháp đó đáp ứng được các điều kiện tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?