Có thể thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không?
- Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không?
- Bên nào phải chịu phí trọng tại khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam?
- Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung gì?
- Thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bao lâu theo quy định pháp luật?
Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cụ thể như sau:
Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Như vậy, theo quy định trích dẫn nêu trên thì địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận, trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Chính vì vậy, các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định.
Có thể thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ngoài lãnh thổ Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Bên nào phải chịu phí trọng tại khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về phí trọng tài cụ thể như sau:
Phí trọng tài
1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Theo quy định nêu trên thì nếu các bên không có thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác thì bên thua kiện phải chịu chi phí trọng tài khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại không phân biệt địa điểm giải quyết.
Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định nêu trên.
Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Theo quy định này, khi giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Về nội dung của đơn khởi kiện bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Bên cạnh đó, kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bao lâu theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Trọng tài Thương mại 2010 có quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cụ thể như sau:
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?