Có thể cải tạo xe ô tô 7 chỗ thông thường thành xe cứu thương được không? Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế xe ô tô thành xe cứu thương được quy định như thế nào?

Hiện nay bên đơn vị của em cần một chiếc xe cứu thương và có ý định muốn hoàn thiện một chiếc xe ô tô 7 chỗ thông thường thành xe cứu thương thì có được hay không? Thủ tục cần những gì? Và cơ quan nào cấp phép?

Có thể cải tạo xe ô tô 7 chỗ thông thường thành xe cứu thương được không?

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Tại Điều 3 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT giải thích:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Tổng thành là động cơ; khung; buồng lái, thân xe hoặc thùng xe, khoang chở khách; thiết bị chuyên dùng lắp trên xe.
3. Hệ thống là hệ thống truyền lực; hệ thống chuyển động; hệ thống treo; hệ thống phanh; hệ thống lái; hệ thống nhiên liệu; hệ thống điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu.
4. Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe cơ giới. Trường hợp thay thế hệ thống, tổng thành bằng hệ thống, tổng thành khác cùng kiểu loại, của cùng nhà sản xuất (cùng mã phụ tùng) thì không phải là cải tạo.
..."

Theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

"Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
[...]."

Theo đó, được phép cải tạo, thay đổi cơ cấu xe ô tô thành xe cứu thương nhưng việc cải tạo phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, khi cải tạo xe ô tô thành xe cứu thương cần tuân thủ các quy định tại Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT.

Cải tạo xe ô tô 7 chỗ

Cải tạo xe ô tô 7 chỗ

Hồ sơ thiết kế xe ô tô cải tạo gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT như sau:

“Điều 5. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo
Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo bao gồm:
1. Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”

Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế xe ô tô thành xe cứu thương được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định:

- Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định thiết kế) thẩm định theo quy định. Nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt thiết kế và cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

- Người thẩm định thiết kế của cơ quan thẩm định thiết kế phải là kỹ sư cơ khí ô tô đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam tập huấn nghiệp vụ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định trong công tác cải tạo xe cơ giới.

Trình tự, thủ tục thẩm định thiết kế

Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến cơ quan thẩm định thiết kế.

Lưu ý, có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

- Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

+ 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo nêu trên;

+ Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);

- Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).

Bước 2. Cơ quan thẩm định thiết kế tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác);

Bước 3. Cơ quan thẩm định thiết kế tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định: Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Hồ sơ thiết kế sau khi được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ quan thẩm định thiết kế 01 bộ, cơ sở cải tạo 01 bộ, cơ quan nghiệm thu 01 bộ và cơ sở thiết kế 01 bộ.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cải tạo xe ô tô quy định tại Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT như sau:

"Điều 10. Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo
1. Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi chung là cơ quan nghiệm thu) nghiệm thu theo trách nhiệm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận cải tạo).
[...]"

Cũng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT thì xe cơ giới sau cải tạo đã nghiệm thu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định thì được cấp Giấy chứng nhận cải tạo.

Thẩm định thiết kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong nước cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Từ ngày 15/9/2023, hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị gồm có những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trình tự thẩm định như thế nào?
Pháp luật
Thay đổi biện pháp thi công có phải thẩm định thiết kế? Trường hợp cần thực hiện thẩm định điều chỉnh thì cần những hồ sơ gì?
Pháp luật
Có thể cải tạo xe ô tô 7 chỗ thông thường thành xe cứu thương được không? Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế xe ô tô thành xe cứu thương được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định thiết kế
3,505 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định thiết kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định thiết kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào