Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản là gì? Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP đối với Cơ sở này?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản là gì?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được giải thích tại Điều 3 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
2. Lỗi nặng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
3. Lỗi nhẹ: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát an toàn thực phẩm.
4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
5. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối.
6. Truy xuất nguồn gốc: là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông sản phẩm.
7. Thẩm định: là hoạt động xem xét, thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Theo đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được hiểu là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản là gì? Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP đối với Cơ sở này? (hình từ internet)
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản?
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
PHỤ LỤC III
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Loại hình cơ sở | Ký hiệu |
Cơ sở giết mổ động vật tập trung | BB 2.1 |
Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.2 |
Kho lạnh bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.3 |
Chợ đầu mối, đấu giá thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.4 |
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.5 |
Theo đó, mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản là mẫu BB 2.5 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản
Việc lấy mẫu kiểm nghiệm trong quá trình thẩm định điều kiện ATTP đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thực hiện khi nào?
Tại Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung, phương pháp thẩm định
1. Nội dung thẩm định
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
c) Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
d) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp thẩm định: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
Như vậy, việc lấy mẫu kiểm nghiệm trong quá trình thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C.
Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?