Cơ sở chế biến thủy sản đã được thẩm định đạt yêu cầu ATTP nhưng mở rộng sản xuất có cần thẩm định lại? Nếu có thì mẫu thẩm định là mẫu nào?
Cơ sở chế biến thủy sản đã được thẩm định đạt yêu cầu ATTP nhưng mở rộng sản xuất có cần thẩm định lại?
Tại Điều 6 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về các hình thức thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:
Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định để xếp loại: Là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này; được áp dụng đối với:
a) Cơ sở được thẩm định lần đầu;
b) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;
c) Cơ sở đã được thẩm định không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi;
d) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng hoãn thẩm định đánh giá định kỳ có thời hạn quá 06 tháng;
đ) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng bị thu hồi hoặc thay đổi chủ sở hữu và có thay đổi điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm so với ban đầu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ: Là hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Như vậy, cơ sở chế biến thủy sản đã được thẩm định đạt yêu cầu ATTP nhưng mở rộng sản xuất có cần thẩm định lại để xếp loại. Còn việc đánh giá định kỳ thì vẫn thực hiện như thông thường.
Cơ sở chế biến thủy sản đã được thẩm định đạt yêu cầu ATTP nhưng mở rộng sản xuất có cần thẩm định lại? Nếu có thì mẫu thẩm định là mẫu nào? (hình từ internet)
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản?
Căn cứ Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được sửa đổi bởi điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
PHỤ LỤC III
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Loại hình cơ sở | Ký hiệu |
Cơ sở giết mổ động vật tập trung | BB 2.1 |
Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.2 |
Kho lạnh bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.3 |
Chợ đầu mối, đấu giá thực phẩm nông, lâm, thủy sản | BB 2.4 |
... | ... |
Theo đó, mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản là Mẫu BB 2.2 thuộc Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản:
Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản
Nội dung thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản?
Nội dung thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản được quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Nội dung, phương pháp thẩm định
1. Nội dung thẩm định
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
c) Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
d) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp thẩm định: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
Như vậy, việc thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở chế biến thủy sản gồm những nội dung sau:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
- Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
- Việc lấy mẫu kiểm nghiệm:
+ Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
+ Tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C.
+ Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định.
+ Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?
- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm những phần dự toán nào? Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình gửi cho ai?
- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có được chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố không?
- Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?