Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia?

Tôi có thắc mắc: Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia? Câu hỏi của anh Nhẫn đến từ Nha Trang.

Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia?

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định những cơ quan có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.

- Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.

- Văn phòng Chính phủ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác thực hiện đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua việc điều tra xã hội học theo nội dung, chương trình, kế hoạch của tổ chức.

Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia?

Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia? (Hình từ Internet)

Thu nhận thông tin đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện bằng phương thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 61/2018/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều này được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP) quy định các phương thức thu nhận thông tin đánh giá như sau:

Phương thức thu nhận thông tin đánh giá
1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính được thu nhận thông qua các phương thức:
a) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;
b) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;
c) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Hệ thống camera giám sát;
đ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh trên giấy hoặc điện tử;
e) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;
g) Các hình thức hợp pháp khác.
2. Các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 30 và 31 Nghị định này và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Thông tin phục vụ đánh giá từ Điều tra xã hội học độc lập quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này được thực hiện thường xuyên thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua Phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc phối hợp với các cuộc điều tra xã hội học độc lập khác có một số nội dung tương tự;
Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra xã hội học và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu nhận thông tin phục vụ đánh giá có trách nhiệm động viên, hướng dẫn, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia gửi ý kiến đánh giá, tham gia điều tra xã hội học.

Như vậy theo quy định trên phương thức thu nhận thông tin đánh giá bao gồm:

- Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;

- Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;

- Chức năng đánh giá trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;

- Hệ thống camera giám sát;

- Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh trên giấy hoặc điện tử;

- Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;

- Các hình thức hợp pháp khác.

Kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia được xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định việc xử lý kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như sau:

- Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền được công khai tại cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

- Kết quả đánh giá là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Thủ tục hành chính
Cơ chế một cửa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ, biểu mẫu liên thông điện tử của nhóm thủ tục hành chính cho trẻ em dưới 6 tuổi được phân chuyển cho cơ quan có thẩm quyền như nào?
Pháp luật
Giá trị pháp lý hình thức liên thông điện tử đối với nhóm thủ tục hành chính cho trẻ em dưới 6 tuổi được quy định thế nào?
Pháp luật
Đồng bộ hồ sơ liên thông điện tử đối với nhóm thủ tục hành chính cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện bao lâu?
Pháp luật
Giải quyết liên thông điện tử đối với nhóm các thủ tục hành chính cho trẻ em dưới 6 tuổi chậm trễ thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Đánh giá thủ tục hành chính như thế nào? Thời gian thể chế hóa các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được rà soát là khi nào?
Pháp luật
Từ 01/7/2024, VNeID là tài khoản duy nhất thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đúng không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục hành chính thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Công bố 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện ra sao?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư ra sao? Mức phí thực hiện thủ tục hành chính mới là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hành chính
3,116 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hành chính Cơ chế một cửa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Thủ tục hành chính Văn bản liên quan đến Cơ chế một cửa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào