Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương khi nào?
- Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương khi nào?
- Việc kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương gồm những nội dung nào?
- Cơ quan sản xuất thực phẩm có trách nhiệm gì khi kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương?
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương khi nào?
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương khi nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Kiểm tra đột xuất
1. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất một trong các trường hợp sau:
a) Khi có sản phẩm lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm vi phạm hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Khi có cảnh báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm.
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
2. Cơ quan kiểm tra không cần phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất thực phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi có sản phẩm lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm vi phạm hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Khi có cảnh báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương khi nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương gồm những nội dung nào?
Việc kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương gồm những nội dung được quy định tại Điều 7 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm bao gồm:
1. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm.
2. Kiểm tra hiện trạng về tình hình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại cơ sở sản xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm.
- Kiểm tra hiện trạng về tình hình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại cơ sở sản xuất.
Cơ quan sản xuất thực phẩm có trách nhiệm gì khi kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương?
Cơ quan sản xuất thực phẩm có trách nhiệm gì khi kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương, thì theo quy định tại Điều 15 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất thực phẩm
1. Phối hợp với Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.
2. Thiết lập, quản lý hệ thống sổ sách để theo dõi, ghi chép đầy đủ các vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.
3. Lưu giữ tại cơ sở sản xuất và cung cấp tài liệu, quy trình công nghệ, thiết bị liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.
4. Chấp hành hoạt động kiểm tra bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
5. Thực hiện báo cáo:
a) Tình hình khắc phục các lỗi không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất đến cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và Sở Công Thương trên địa bàn theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tình hình chấp hành các quy định pháp luật về công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Duy trì điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
7. Khắc phục các lỗi không đạt được nêu trong biên bản kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, Đoàn kiểm tra.
8. Khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương thì cơ quan sản xuất thực phẩm có các trách nhiệm sau:
- Phối hợp với Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.
- Thiết lập, quản lý hệ thống sổ sách để theo dõi, ghi chép đầy đủ các vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở.
- Lưu giữ tại cơ sở sản xuất và cung cấp tài liệu, quy trình công nghệ, thiết bị liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.
- Chấp hành hoạt động kiểm tra bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền
Thực hiện báo cáo;
- Duy trì điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
- Khắc phục các lỗi không đạt được nêu trong biên bản kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, Đoàn kiểm tra.
- Khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 07 hành vi học sinh lớp 12 không được làm? Học sinh lớp 12 đánh giáo viên có bị đuổi học không?
- Thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do tiếp nhận thành viên mới thì có phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?
- Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được cộng bao nhiêu điểm khi thi công chức? Khi tập sự có được hưởng nguyên lương của ngạch tuyển dụng không?
- Nguyên tắc đánh số nhà trong dự án khu công nghiệp như thế nào? Ai thực hiện việc đánh số và gắn biển số nhà trong KCN?
- Tổng hợp 8 biểu mẫu về công tác xã hội theo Nghị định 110 mới nhất là những mẫu nào? Tải về ở đâu?