Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo những nội dung nào?
Người nhập khẩu trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường có trách nhiệm như thế nào?
Người nhập khẩu trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường
1. Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.
c) Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.
2. Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu. Việc công bố hợp quy được quy định chi Tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người nhập khẩu trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường có các trách nhiệm sau:
- Phải bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
- Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.
- Nếu sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định 132/2008/NĐ-CP.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo những nội dung nào?
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng;
b) Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;
c) Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan;
đ) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo những nội dung sau:
- Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
- Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
Khi chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng quy định thì có các biện pháp xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 132/2008/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và xử lý vi phạm
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành đối với hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.
2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó:
b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu;
c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.
3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì khi chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng quy định thì cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau:
- Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó:
- Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu;
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?