Cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải công khai những nội dung gì để cán bộ công chức, viên chức biết?
Cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải công khai những nội dung gì để cán bộ công chức, viên chức biết?
Theo Điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 quy định các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải công khai những vấn đề sau đây để cán bộ công chức, viên chức biết:
- Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị.
- Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác;
- Quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán.
- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm;
- Hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức;
- Đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị.
- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; các kết luận về bản kê khai của người kê khai không trung thực.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
- Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
Có bao nhiêu hình thức công khai nội dung để cán bộ công chức, viên chức biết?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 quy định như sau:
Hình thức và thời gian công khai
1. Hình thức công khai:
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, cơ quan, đơn vị áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
a) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị;
b) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, các cuộc họp thường kỳ của cơ quan, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức;
d) Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các bộ phận đó;
đ) Thông báo bằng văn bản đến cấp ủy trực tiếp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị;
e) Đăng tải trên trang thông tin nội bộ của Ủy ban Dân tộc.
...
Theo đó, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị;
- Thông báo tại hội nghị cán bộ công chức, viên chức, các cuộc họp thường kỳ của cơ quan, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ công chức, viên chức;
- Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các bộ phận đó;
- Thông báo bằng văn bản đến cấp ủy trực tiếp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị;
- Đăng tải trên trang thông tin nội bộ của Ủy ban Dân tộc.
Công khai nội dung (Hình từ Internet)
Thời hạn công khai nội dung là trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 quy định như sau:
Thời hạn công khai chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Đối với văn bản niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị thì phải thực hiện niêm yết ít nhất 30 (ba mươi) ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?