Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?

Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không? Cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa bị xử phạt bao nhiêu? Việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử được thực hiện theo quy định như thế nào?

Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Báo chí 2016 về liên kết trong hoạt động báo chí như sau:

Liên kết trong hoạt động báo chí
...
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan báo điện tử thực hiện việc liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?

Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)

Cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính về liên kết trong hoạt động báo chí như sau:

Vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động báo chí
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động liên kết vượt quá 30% tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất trong trường hợp liên kết toàn bộ kênh;
b) Liên kết sản xuất các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài mà không được Việt hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Thực hiện hoạt động liên kết sản xuất chương trình trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, kênh thời sự - chính trị tổng hợp với thời lượng vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc cải chính, xin lỗi.

Việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử được thực hiện theo quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 42 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:

Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
...

Như vậy, việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử phải đăng phát tại chuyên Mục riêng tại trang chủ với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà cơ quan đã đăng phát thông tin.

Báo điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Báo điện tử
Chương trình nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Có bắt buộc cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát không?
Pháp luật
Số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan báo chí muốn mở chuyên trang của báo điện tử thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Pháp luật
Báo điện tử, tạp chí điện tử là gì? Làm sao để được cấp giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử?
Pháp luật
Trường hợp hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử của tổ chức chưa đảm bảo hợp lệ về nội dung thì cơ quan cấp Giấy phép xử lý thế nào?
Pháp luật
Việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo điện tử được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu được đặt ra để phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 - 2030 là gì?
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo điện tử
28 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào