Cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
- Cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Thời hiệu xử phạt đối với cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bao lâu?
Cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bố sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau:
Vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm văn phòng đại diện, trưởng văn phòng đại diện của cơ quan báo chí;
b) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, đình chỉ, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan báo chí; không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cử, thay đổi, đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xuất bản phụ trương quảng cáo;
d) Báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thay đổi chủ sở hữu, thay đổi địa điểm không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ bằng văn bản trong thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Phụ trương quảng cáo (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan báo chí này.
Thời hiệu xử phạt đối với cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với cơ quan báo chí xuất bản phụ trương quảng cáo nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?