Trường hợp cơ quan chủ quản báo chí muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất bản phụ trương thực hiện thế nào?
Cơ quan báo chí muốn cấp Giấy phép xuất bản phụ trương cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 30 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được giao trực tiếp
1. Nhà nước giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng;
b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;
c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều này sau khi lấy ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ và phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình. Tổ chức, cá nhân được giao chủ trì nhiệm vụ phải có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp.
Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có quyền lấy thêm ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định.
3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
Trường hợp cơ quan chủ quản báo chí muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất bản phụ trương thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy phép xuất bản phụ trương đối với cơ quan chủ quản báo chí gồm những gì?
Về hồ sơ cấp Giấy phép xuất bản phụ trương, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT gồm có:
- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 05);
- Đề án xuất bản phụ trương (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan chủ quản báo chí) các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; kết cấu
- Mẫu trình bày tên gọi phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí.
Cũng tại quy định này có nêu trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 16); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cơ quan chủ quản báo chí muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất bản phụ trương thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương
...
2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của phụ trương (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);
c) Mẫu trình bày tên gọi phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi phụ trương).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 21); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Mẫu trình bày tên gọi phụ trương dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên gọi phụ trương).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bàng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử thì đơn vị nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 nêu trên.
Nếu đơn vị thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí, phụ trương; biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; kỳ hạn xuất bản, số trang, khuôn khổ và những nội dung thay đổi không quy định tại khoản 1, và khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí 2016 thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?