Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định? Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông chỉ được sử dụng phương tiện giao thông để đưa nạn nhân đi cấp cứu khi nào?

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
....

Theo đó, pháp luật có quy định người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau:

- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

- Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

- Tham gia bảo vệ hiện trường;

- Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;

- Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông chỉ được sử dụng phương tiện giao thông để đưa nạn nhân đi cấp cứu khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
...
3. Người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Như vậy, đối với người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Lưu ý: Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.

Công dân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông cần phải báo cho ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
4. Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
...

Như vậy, công dân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ cần phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Xem thêm:

>> Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?

>> Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?

0 lượt xem
Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất? Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Xảy ra tai nạn giao thông khi đi đón Giao thừa Tết Dương lịch thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
Pháp luật
Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
Pháp luật
Thống kê thông tin về người đi bộ thực hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông có phải do người đi bộ không?
Pháp luật
Hướng dẫn quy trình khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01 01 2025 theo Thông tư 72 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào