Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo cho Bộ TTTT những thông tin gì?
- Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông những thông tin gì?
- Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí được quy định như thế nào?
Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông những thông tin gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Báo chí 2016 về Hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài cụ thể như sau:
Hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài
…
2. Cơ quan báo chí thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Sản phẩm báo chí phát hành, truyền dẫn, phát sóng ra nước ngoài quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải có cùng nội dung với sản phẩm đã phát hành, truyền dẫn, phát sóng trong nước, không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này;
b) Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông việc thành lập văn phòng đại diện, danh sách nhân sự của văn phòng đại diện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
c) Cơ quan báo chí hợp tác với nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hợp tác.
Như vậy, Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông việc thành lập văn phòng đại diện, danh sách nhân sự của văn phòng đại diện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp
Vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm văn phòng đại diện, trưởng văn phòng đại diện của cơ quan báo chí;
b) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, đình chỉ, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan báo chí; không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cử, thay đổi, đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú;
...
d) Báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thay đổi chủ sở hữu, thay đổi địa điểm không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ bằng văn bản trong thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Báo chí 2016 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí cụ thể như sau:
- Có chiến lược phát triển và quản lý hệ thống báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí.
- Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Báo chí 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?