Có phải đăng ký thuyền viên tại Việt Nam đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không?

Cho tôi hỏi nếu tôi là thuyền viên Việt Nam nhưng làm việc tại tàu biển nước ngoài thì có phải thực hiện đăng ký thuyền viên tại Việt Nam hay không? Nếu có thì thủ tục thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Bình (Khánh Hòa).

Có phải đăng ký thuyền viên tại Việt Nam đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không?

Về việc đăng ký thuyền viên được quy định tại Điều 49 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên
1. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Những quy định tại Chương này cũng áp dụng đối với trường hợp học viên thực tập trên tàu biển là công dân Việt Nam.
2. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên, tổ chức quản lý và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện.
3. Cơ quan đăng ký thuyền viên bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức, quản lý hoạt động của các cơ quan đăng ký thuyền viên và quyết định ủy quyền Cảng vụ hàng hải thực hiện việc đăng ký thuyền viên khi cần thiết.
4. Cơ quan đăng ký thuyền viên có trách nhiệm:
a) Lập và quản lý Sổ đăng ký thuyền viên;
b) Thực hiện việc đăng ký thuyền viên vào Sổ đăng ký thuyền viên;
c) Cấp Sổ thuyền viên cho thuyền viên;
d) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Sổ thuyền viên.

Theo đó thì thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài phải thực hiện đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên tại các cơ quan sau:

- Cục Hàng hải Việt Nam

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.

Có phải đăng ký thuyền viên tại Việt Nam đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không?

Có phải đăng ký thuyền viên tại Việt Nam đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không? (Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký thuyền viên được thực hiện ra sao?

Về thủ tục và hồ sơ đăng ký thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên
1. Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến một trong các cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 Điều 49 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng;
c) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
d) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
đ) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên);
e) Văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập).
2. Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan đăng ký thuyền viên gửi văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ.
3. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này. Trường hợp không cấp, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản này và nêu rõ lý do.
4. Lệ phí cấp Sổ thuyền viên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Tổ chức cung ứng thuyền viên khi bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 51 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định tổ chức cung ứng thuyền viên khi bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài có trách nhiệm như sau:

- Khai báo ngày xuống, rời tàu và chức danh thuyền viên do mình quản lý làm việc trên tàu biển nước ngoài bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo.

- Việc khai báo việc bố trí chức danh, ngày xuống tàu và ngày rời tàu của thuyền viên phải được thực hiện chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thuyền viên thực tế xuống tàu hoặc rời tàu.

Thuyền viên
Tàu biển nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ tàu cá có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho thuyền viên trên tàu không?
Pháp luật
Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng khi đăng ký tại Việt Nam thì bị giới hạn về tuổi như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuyền viên có chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có được làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Việc khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên được thực hiện như thế nào? Khám sức khỏe cho thuyền viên bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Những đối tượng nào được cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên? Thủ tục cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên được quy định thế nào?
Pháp luật
Vừa tròn 17 tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa được không? Trách nhiệm của thuyền viên là gì?
Pháp luật
Nếu thuyền viên, người lái phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà vi phạm về trách nhiệm hoặc điều kiện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chế độ thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với thuyền viên? Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Thuyền viên có bắt buộc phải mang theo chứng chỉ chuyên môn của mình khi làm việc trên tàu biển hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên
1,656 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên Tàu biển nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền viên Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào