Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
- Thuyền viên theo quy định pháp luật định nghĩa như thế nào?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được quy định như thế nào?
- Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Thuyền viên theo quy định pháp luật định nghĩa như thế nào?
Tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được quy định như thế nào?
Tại Điều 30 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định giầy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” từ “bằng” tại tên Điều này bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
- Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
- Giầy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 139/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn không phù hợp với loại phương tiện theo quy định hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hiệu lực theo quy định hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn, tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ chuyên môn hoặc kê khai không đúng sự thật để được cấp, cấp lại, đổi chứng chỉ chuyên môn hoặc sử dụng chứng chỉ chuyên môn có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ chuyên môn không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn, tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hoặc kê khai không đúng sự thật để được cấp, cấp lại, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không thuyền trưởng, máy trưởng không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đối với trường hợp kê khai không đúng sự thật để được cấp, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy này hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy này theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?