Việc khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên được thực hiện như thế nào? Khám sức khỏe cho thuyền viên bao gồm những nội dung gì?

Thuyền viên phải lênh đênh trên biển thì việc khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên được thực hiện như thế nào? Việc khám sức khỏe cho thuyền viên bao gồm những nội dung gì? Và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên được pháp luật quy định ra sao?

Thủ tục, hồ sơ khám sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên

Theo Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BYT) quy định:

(1) Việc khám sức khỏe (sau đây viết tắt là KSK) cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Thủ tục KSK, KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây viết tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT), cụ thể như sau:

- Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK. Hồ sơ quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT bao gồm:

+ Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT;

+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.

- Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

+ Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

+ Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);

+ Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên

Khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên

Khám sức khỏe đối với thuyền viên có những nội dung nào?

Khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định nội dung khám sức khỏe đối với thuyền viên như sau:

- Việc KSK cho thuyền viên phải áp dụng theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số I Thông tư này và Danh mục các bệnh, tật không đủ điều kiện làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số II Thông tư này.

- Việc KSK định kỳ cho thuyền viên phải theo các nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này.

- Cơ sở KSK cho thuyền viên lập Hồ sơ KSK cho thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này và được lưu tại cơ sở đó.

Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên quy định thế nào?

Khoản 4 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định việc cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên như sau:

- Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.

- Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư này, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.

- Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được lập thành 03 (ba) bản: 01 (một) bản gửi thuyền viên để lưu vào Hồ sơ của tàu, 01 (một) bản lưu vào hồ sơ của cá nhân thuyền viên do cơ quan quản lý thuyền viên lưu trữ và 01 (một) bản lưu tại cơ sở KSK cho thuyền viên.

Việc trả Hồ sơ KSK, Giấy chứng nhận sức khỏe và sổ KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, như sau:

- Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:

+ Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;

+ Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2013/TT-BYT.

- Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:

+ Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;

+ Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

- Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Như vậy, thuyền viên thường xuyên được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật.

Thuyền viên
Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuyền viên có chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có được làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Việc khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên được thực hiện như thế nào? Khám sức khỏe cho thuyền viên bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Những đối tượng nào được cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên? Thủ tục cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên được quy định thế nào?
Pháp luật
Vừa tròn 17 tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa được không? Trách nhiệm của thuyền viên là gì?
Pháp luật
Nếu thuyền viên, người lái phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà vi phạm về trách nhiệm hoặc điều kiện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chế độ thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với thuyền viên? Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Thuyền viên có bắt buộc phải mang theo chứng chỉ chuyên môn của mình khi làm việc trên tàu biển hay không?
Pháp luật
Thuyền viên cho thuê chứng chỉ chuyên môn của mình thì có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên
4,945 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào