Có được nhờ người khác mang thai hộ khi cả hai vợ chồng đều đã từng có con với chồng trước vợ trước nhưng không có con chung với nhau?
- Hai vợ chồng đều đã từng có con với chồng trước vợ trước nhưng không có con chung với nhau thì có được nhờ người khác mang thai hộ không?
- Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ là bao nhiêu ngày?
- Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ chậm có phải bồi thường không?
Hai vợ chồng đều đã từng có con với chồng trước vợ trước nhưng không có con chung với nhau thì có được nhờ người khác mang thai hộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định này, trong trường hợp vợ chồng hiện tại chưa có con chung thì hoàn toàn có quyền nhờ người mang thai hộ.
Việc cả hai vợ chồng đều đã có con riêng trong cuộc hôn nhân trước đó không ảnh hưởng đến quyền nhờ mang thai hộ của hai vợ chồng hiện tại.
Như vậy, hai vợ chồng chưa có con chung thì có thể được nhờ mang thai hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện kể trên.
Hai vợ chồng đều đã từng có con với chồng trước vợ trước nhưng không có con chung với nhau thì có được nhờ người khác mang thai hộ không? (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ là bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
...
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
a) Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm a, b, d, đ, e và g Khoản 2 và các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 4 và Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Do đó, theo quy định trên thì sau khi cơ quan bảo hiểm đã nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ thì trong vòng 10 ngày làm việc cơ quan sẽ giải quyết hồ sơ cho người lao động đang làm việc bình thường.
Còn đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì cơ quan sẽ giải quyết hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc.
Nếu không giải quyết thì cơ quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ chậm có phải bồi thường không?
Căn cứ khoản 2 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
...
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu như hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ sau 10 ngày vẫn không được giải quyết và gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì cơ quan bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định nêu trên.
Trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?