Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân ra sao?
- Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân ra sao?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân thì cơ quan nào có quyền quyết định cao nhất?
- Cơ quan nào có quyền cách chức giám đốc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân?
Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Đại hội thành viên;
b) Hội đồng quản trị;
c) Tổng giám đốc (Giám đốc);
d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
2. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Tổ chức đại diện thành viên;
b) Hội đồng quản trị;
c) Tổng giám đốc (Giám đốc);
d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
Theo đó, cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân, bao gồm:
- Đại hội thành viên;
- Hội đồng quản trị;
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân ra sao?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân thì cơ quan nào có quyền quyết định cao nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đại hội thành viên
1. Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.
2. Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập phải được họp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính để quyết định các nội dung sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
b) Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị:
d) Quyết định huy động vốn bổ sung;
đ) Bầu, bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
e) Giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
h) Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
i) Những vấn đề khác theo đề nghị bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 1/3 tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên. Sau 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, cuộc họp của đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên. Trường hợp cuộc họp thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì tiến hành cuộc họp lần thứ 3 không phụ thuộc vào số thành viên tham dự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ 2.
...
Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Cơ quan nào có quyền cách chức giám đốc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản trị
...
2. Hội đồng quản trị họp tối thiểu định kỳ hai lần một năm, thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Kiến nghị Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo; quyết định hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động;
c) Quyết định phương án đầu tư;
d) Quyết định giải pháp phát triển hoạt động và công nghệ; thông qua hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc (Giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
g) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội thành viên, Tổ chức đại diện thành viên;
h) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội thành viên, triệu tập họp Đại hội thành viên hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội thành viên thông qua quyết định;
i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền cách chức giám đốc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?